(TVPLO) – Công việc và danh tiếng của một cặp vợ chồng phục chế truyện tranh Mỹ bị hoen ố đến mức có lúc họ cảm thấy mình như ‘tội phạm’. Tuy nhiên, họ đã thành công chống lại người khổng lồ.
Ảnh: Vista.today
Theo Inquirer, Matt và Emily Meyers là hai chuyên gia trong lĩnh vực phục chế truyện tranh cũ. Tuy nhiên, các tác phẩm của họ bị Certified Guaranty Company (CGC), công ty lớn nhất thế giới về phân loại và xếp hạng chất lượng truyện tranh, đánh giá thấp.
CGC thậm chí còn cáo buộc những cuốn truyện tranh quý hiếm vợ chồng Meyers sở hữu cũng đã bị phục chếsai cách. Những tin đồn này khiến khách hàng quay lưng và công việc của nhà Meyers sụt giảm mạnh. Thiệt hại về danh tiếng và thu nhập lớn đến mức nếu họ không đứng lên đòi lại công lý, sự nghiệp trong ngành truyện tranh của họ sẽ phải chấm dứt.
Phục chế truyện tranh là gì?
Trong lĩnh vực truyện tranh, có cả một thế giới những nhà sưu tập, người mua đi bán lại, chuyên gia bảo tồn và người phục chế.
Các chuyên gia cho biết việc phục chế truyện tranh có thể là một hoạt động tiềm ẩn nhiều may rủi. Do quá nhiều công đoạn phục chế đôi khi có thể làm giảm giá trị của truyện tranh thay vì làm tăng giá trị của nó. Nhưng đôi khi, tùy thuộc vào mức độ tuổi tác và độ hư hỏng của truyện tranh, điều này là cần thiết, đặc biệt là đối với những cuốn sách quý hiếm.
Các mức điểm đánh giá của CGC có tác động lớn đến giá cả truyện tranh trên thị trường. Ảnh: CGC Forums.
Và các tác phẩm cũ khi được phục chế đều cần sự đánh giá của bên kiểm định thứ 3, thường là CGC, để có thể được bán được với giá hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn USD. Thỉnh thoảng, những cuốn truyện tranh quá hiếm có thể có giá lên tới hàng triệu USD.
Kevin Polidano, quản lý The Comic Doctor, một đại lý được CGC ủy quyền có trụ sở tại Ontario, Canada, cho biết: “Phục chế truyện tranh thường là tiến hành một số sửa sang nhằm cải thiện diện mạo của ấn phẩm. Nhưng không giống như hầu hết đồ sưu tầm và mỹ thuật khác, phục chế được coi là một từ không hay trong truyện tranh, Vì trên thực tế, phục chế là một hoạt động khó khăn đòi hỏi trình độ kỹ năng rất cao”.
Hay Tate Ottati, chủ sở hữu hiệu truyện tranh Tate’s Comics tại Florida, cũng nói: “Người phục chế có thểphải đối mặt với nhiều vấn đề, như rách/mất một vài phần hoặc cả trang hay những hư hỏng do ẩm/ngấm nước. Phục chế truyện tranh rất khó để làm đúng được mọi thứ”.
Kỹ năng của nhà Meyers
Matt Meyers bắt đầu phục chế truyện tranh lần đầu tiên vào năm 2013. Thông qua việc nghiên cứu các kỹthuật khác nhau, ông đã tạo ra một cách độc đáo để phục chế và mang lại cho tác phẩm nghệ thuật diện mạo “giống với ban đầu nhất”. Phương pháp này thành công đến mức vợ ông là Emily Meyers đã nghỉ việc làm chính thức là một kỹ thuật viên thẩm mỹ để học cách phục chế truyện tranh.
Vợ chồng nhà Meyers cùng một cuốn truyện được trình bày tại tòa làm bằng chứng. Ảnh: Inquirer.
Và mối quan hệ của vợ chồng Meyers với CGC bắt đầu bằng việc gửi truyện đến để giám định. Sau đó, họcũng nhận được sự đánh giá cao của Chủ tịch CGC Matt Nelson. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi sau vụ việc phục chế cuốn Batman 1 năm 2015.
Họ đã phục chế cuốn Batman 1 và gặp Nelson để xin thêm lời khuyên. Nelson nói rằng đây là một trong những bản phục chế Batman 1 đẹp nhất mà ông ta từng thấy và ấn bản này sẽ nhận được điểm cao nhất từtrước đến nay nếu họ làm theo lời khuyên tiếp tục phục chế thêm 1 số nội dung. Tuy nhiên, sau khi vợchồng Meyers làm theo lời khuyên và gửi lại CGC để đánh giá, xếp hạng của Batman 1 không thay đổi.
Ngoài Batman 1, cuốn Amazing Fantasy 15 được nhà Meyers phục chế còn có số phận tệ hơn: Hứa hẹn được đánh giá cao hơn sau khi phục chế nhưng những điểm số cuối cùng lại thấp hơn.
Gia đình Meyers đã đặt câu hỏi về mức xếp hạng mà họ đã nhận được, nhưng Nelson đã ngăn cản cả hai hỏi thêm ý kiến chuyên gia khác.
Và công việc của gia đình Meyers với CGC đã kết thúc 2 năm sau đó, khi Nelson bày tỏ nghi ngờ về công việc phục chế cuốn Detective Comics 29. Vợ chồng Meyers đã nộp ấn bản này lên CGC để đánh giá sau khi họphục chế nó theo chỉ đạo của Nelson. Tuy nhiên, nó nhận được điểm thấp hơn nhiều so với dự kiến vì Nelson nghi ngờ rằng cuốn truyện đã bị phục chế sai cách.
Vụ việc này khiến vợ chồng Meyers nghi ngờ CGC đang “tìm cách phá hoại công việc kinh doanh của họ. Đểchứng minh mình làm đúng, Matt Meyers đã gửi cuốn truyện này đến một phòng thí nghiệm luyện kim đểkiểm tra cuốn sách. Kết luận của phòng thí nghiệm xác nhận không có bước phục chế sai đối với ấn bản này. Sau đó, họ ngừng nộp truyện tranh lên CGC và chuyển sang Comic Book Certification Service (CBCS), một đơn vị khác cũng đánh giá và xếp hạng truyện trang.
Lan truyền “tin đồn”
CBCS đánh giá cao cuốn Detective Comics 29 và vợ chồng Meyers đã bán được nó với giá 24.000 USD. Khách hàng rất hài lòng với giao dịch này, cho đến khi họ gặp Nelson, người nói rằng cuốn sách không đáng giá. Người mua cảm thấy “bị lừa đảo và tính phí quá cao”, và vợ chồng Meyers đã phải trả lại 3.000 USD cho người mua.
Và tại triển lãm truyện tranh San Diego năm 2015, Nelson đã hạ thấp chất lượng tác phẩm của nhà Meyers với James Allen, CEO nhà đấu giá danh tiếng Heritage Auctions. Allen sau đó nói với vợ chồng Meyers rằng vì họ và CGC không còn làm việc cùng nhau nữa nên Heritage “khó” bán được tác phẩm của họ.
Sự phỉ báng tiếp diễn cả trên diễn đàn trực tuyến của CGC, nơi Nelson phát tán thêm nhiều “tin đồn”. Sự lan truyền của những thông tin này khiến vợ chồng nhà Meyers bị đưa vào danh sách đen của cả giới phục chếvà khách hàng. Emily Meyers cho biết: “Sự việc lan rộng đến mức chúng tôi nhận ra rằng nếu mình không làm gì thì chúng tôi xong đời rồi”.
Khi cặp đôi nộp đơn kiện vào tháng 12/2016, Jubb, luật sư của hai vợ chồng, cho biết ông không hiểu hết mức độ nghiêm trọng của vụ kiện vì không biết nhiều về ngành truyện tranh.
Nhưng khi Jubb tìm hiểu thêm về ngành công nghiệp này, về sở thích của những người sưu tập và tác động chung của CGC đối với họ, ông hiểu rằng tiếng nói từ CGC có thể phá hủy cả sự nghiệp của người phục chế.
Và sau 8 năm đấu tranh pháp lý, tháng trước, vợ chồng Meyers đã được tham dự phiên xét xử họ mong đợi từ lâu. Sau một phiên trình bày bằng chứng và tranh cãi nảy lửa, tòa án tại Philadenphia đã ra phán quyết vợchồng Meyers được nhận tổng 10 triệu USD tiền bồi thường.
Vụ kiện đã gây tiếng vang trong toàn ngành công nghiệp truyện tranh. “Hoạt động xếp hạng chất lượng truyện tranh đã trở thành một phần không thể thiếu trong sở thích của chúng tôi kể từ đầu những năm 2000. Nhưng khi CGC, công ty tiên phong ngành, bị phát hiện có sai lầm trong một vụ kiện tụng lớn nhưvậy, điều đó đã gây chấn động toàn ngành. Chiến thắng 10 triệu USD thực sự là lời cảnh tỉnh cho cả giới truyện tranh”, ông Polidano đánh giá.
Minh Hoa
https://znews.vn/vu-kien-10-trieu-usd-rung-chuyen-gioi-phuc-che-truyen-tranh-post1492357.html