(TVPLO) – Tại Hướng dẫn số 21/HD-VKSTC về một số nội dung kiểm sát việc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân chấp hành án tại nhà tạm giữ, trại tạm giam vừa được VKSND tối cao (Vụ 8) ban hành, Hướng dẫn đã lưu ý những nội dung cụ thểtrong công tác kiểm sát quản lý và giáo dục phạm nhân.
Trước hết, trong kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ phạm nhân, Hướng dẫn nêu: Thực hiện theo khoản 2 Điều 19 Quyết định số 259/QĐ-VKSTC ngày 20/7/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao (Quy chế 259) nhằm bảo đảm việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ phạm nhân đúng quy định tại Mục 1, Chương III Luật Thi hành án hình sự (Luật THAHS) và các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm: Việc phân loại, tổ chức quản lý, giam giữ phạm nhân; công tác kiểm tra, lục soát, dẫn giải, trích xuất phạm nhân; việc chấp hành nội quy cơ sở giam giữ; xử lý phạm nhân vi phạm, trốn, chết, phạm tội mới…
Những dạng vi phạm thường gặp như: Không phân loại hoặc phân loại giam giữ không đúng quy định; bốtrí phạm nhân nam phục vụ khu giam giữ nữ, phạm nhân nữ phục vụ khu giam giữ nam, phạm nhân nữkhông được bố trí khu giam giữ riêng; buồng quản lý phạm nhân trong cùng khu tạm giữ, tạm giam, buồng giam không được kiểm tra lục soát để loại bỏ vật cấm; phạm nhân tự do đi lại trong khu tạm giữ, tạm giam; phạm nhân có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân nhưng không xem xét xử lý kỷ luật; công tác tuần tra, canh gác, soát xét và quản lý, giám sát phạm nhân tại buồng giam, khu giam, nơi lao động không bảo đảm quy định… dẫn đến phạm nhân lợi dụng vi phạm kỷ luật.
Khi kiểm sát nội dung này, chú ý yêu cầu cung cấp những hồ sơ, tài liệu liên quan đến các vụ việc phát sinh đột xuất như: Phạm nhân trốn, chết, phạm tội mới hoặc những vi phạm kỷ luật có liên quan đến vật cấm, tiền ngân, điện thoại, ma túy… để kiểm tra. Nghiên cứu, xem xét kỹ các loại sổ sách, tài liệu phản ánh công tác quản lý tại buồng giam, nơi lao động, việc bố trí giam giữ, giáo dục phạm nhân để đối chiếu với các tài liệu khác làm rõ hành vi vi phạm.
Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh. (Ảnh minh họa)
Trường hợp nhà tạm giữ, trại tạm giam để xảy ra việc phạm nhân vi phạm bị xử lý kỷ luật có tính chất mức độ nghiêm trọng đến mức phải kháng nghị yêu cầu cơ sở giam giữ phạm nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm thì đồng thời yêu cầu Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh báo cáo Cơ quan quản lý THAHS, Bộ Công an ra quyết định đưa phạm nhân vi phạm kỷ luật đến trại giam thuộc Bộ Công an chấp hành án. Trường hợp phạm nhân vi phạm có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan THAHS Công an cấp huyện đề nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố, giải quyết theo quy định của pháp luật tốtụng hình sự.
Trong kiểm sát về công tác giáo dục phạm nhân, VKSND tối cao cho biết: Thực hiện theo khoản 2 Điều 19 Quy chế 259 nhằm bảo đảm phạm nhân được tổ chức học tập nội quy, học văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân phổ biến thông tin thời sự, chính sách pháp luật, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng… theo quy định tại Điều 31, 45 Luật THAHS, Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 9/11/2020 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan. Riêng đối với cơ quan THAHS Công an cấp huyện, việc tổ chức dạy học cho phạm nhân “căn cứ vào điều kiện thực tế”, trường hợp không đủ điều kiện tổ chức thành lớp thì phải cung cấp tài liệu cho phạm nhân tự đọc, nghiên cứu hoặc phổ biến cho họ.
Những dạng vi phạm thường gặp như: Không tổ chức giáo dục, học tập theo quy định hoặc tổ chức nhưng chương trình giáo dục không đầy đủ nội dung; không mở đầy đủ hệ thống sổ sách theo quy định để theo dõi quản lý về tình hình chấp hành án, việc ghi chép họp tổ (đội) không đầy đủ, đánh giá, phản ánh chưa đáp ứng yêu cầu, xếp loại chấp hành án phạt tù không đúng quy định; việc xử lý kỷ luật hoặc khen thưởng phạm nhân thiếu công bằng, không khách quan…
Khi tiến hành kiểm sát, cần nghiên cứu những hồ sơ, tài liệu về công tác giáo dục phạm nhân được thực hiện từ khi đến chấp hành án, trong quá trình chấp hành án và sắp chấp hành xong án phạt tù như: Việc phổbiến nội quy, tuyên truyền pháp luật, nghe thời sự, công tác giáo dục chung, giáo dục riêng, kế hoạch tổchức học tập, việc mở lớp học, lịch học; việc xếp loại chấp hành án, kỷ luật, khen thưởng phạm nhân… Qua đó, kiểm tra, đối chiếu các quy định của pháp luật để đánh giá kết quả hoạt động này.
Ngoài ra, trong kiểm sát việc thực hiện chế độ lao động cho phạm nhânphải bảo đảm thực hiện theo quy định Điều 32 Luật THAHS, Nghị định số 133/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan. Những dạng vi phạm thường xảy ra như: Việc phân công, sử dụng phạm nhân lao động, theo dõi chấm công, lao động thêm giờ, an toàn lao động không bảo đảm quy định; phạm nhân lao động tất cả các ngày trong tuần, ngày lễ, tết nhưng không bố trí cho nghỉ bù hoặc bồi dưỡng theo quy định…
Khi kiểm sát cần lưu ý, chế độ lao động đối với phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam, nhà tạm giữ chỉvới mục đích phục vụ việc tạm giữ, tạm giam. Do vậy, công việc lao động chủ yếu là phục vụ việc nấu ăn, đưa cơm, vận chuyển quà và đồ dùng sinh hoạt, làm vệ sinh, sửa chữa cơ sở giam giữ, phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ giam giữ, nhưng vẫn phải theo dõi, quản lý chế độ lao động đầy đủ.
Nếu phát hiện cơ sở giam giữ sử dụng phạm nhân lao động ngoài mục đích nêu trên, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản vi phạm, đề xuất kháng nghị yêu cầu cơ sở giam giữ chấm dứt vi phạm; kiến nghị Thủtrưởng Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh chấn chỉnh, khắc phục, rút kinh nghiệm đồng thời xử lý trách nhiệm cán bộ để xảy ra vi phạm.
P.V
https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/thuc-tien-kinh-nghiem/vksnd-toi-cao-huong-dan-cong-tac-kiem-sat-quan-ly-va-giao-duc-pham-nhan-152716.html