(TVPLO) – Học nghề để xuất ngoại là con đường đang có nhiều bạn trẻ lựa chọn. Những người đưa ra lựa chọn này kỳ vọng việc xuất ngoại sẽ giúp cho họ thay đổi tương lai. Nắm bắt thực tế này, các trường cao đẳng nghề, các công ty, trung tâm xúc tiến xuất khẩu lao động đã vào cuộc…
Sáng ngày 14/07/2023, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IRMIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Tập đoàn EI và Cty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn…Về phía Viện IMRIC và Viện IRLIE có Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IRLIE Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC; Chánh Văn phòng Viện IMRIC Phạm Trắc Long; Phó Chánh Văn phòng Thường trực Viện IRLIE Lê Thành Ánh. Đại diện Tập đoàn EL và Cty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn Võ Thị Lệ Thu…
Trong xu hướng toàn cầu hóa và sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã và đang thúc đẩy giáo dục đàotạo nghề, xuất khẩu lao động, du học ở mỗi quốc gia đổi mới không ngừng, đặc biệt là hội nhập quốc tế để cập nhật nhanh chóng những xu thế mới, tri thức mới. Vì vậy, nền giáo dục mỗi quốc gia nói chung và các trường đào tạo nói riêng cần hội nhập quốc tế để giao lưu, học hỏi cũng như đổi mới phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trong xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, hợp tác quốc tế của các trường đại học, cao đẳng nghề diễn ra như một tất yếu khách quan và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Doanh nghiệp trong đào tạo nghề là doanh nghiệp được thành lập theo một trong các loại hình phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp do chính nhu cầu của thị trường nhằm thực hiện các hoạt động thương mại hóa sản phẩm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học… và thúc đẩy các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, đào tạo nghề góp phần phát triển đa dạng hóa các hoạt động, tăng nguồn thu gắn với nhiệm vụ chính trị và lợi ích kinh tế…
Bà Võ Thị Lệ Thu cho biết nước Đức được mệnh danh là đất nước có nền văn hoá và kinh tế phát triển bậc nhất Châu Âu, đất nước này ngoài cảnh đẹp khi đi du lịch cũng là nơi tập trung rất nhiều những tập đoàn lớn cũng như nguồn lao động tập chung mạnh mẽ từ các quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Quốc gia Đức là một đất nước phát triển, nền kinh tế được xem là đúng thứ 10 trên thế giới, khi xuất khẩu lao động Đức thì người lao động, người học sẽ có được những trải nghiệm về cuộc sống tiện nghi, hiện đại cũng như bạn sẽ được học hỏi và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm làm việc.
Hiện nay, cơ hội làm việc cho những lao động xuất khẩu đang rất lớn, đặc biệt là những người sở hữu chuyên môn cao. Bên cạnh đó, nhiều thị trường đang rất “khát” lao động có chuyên môn cao, điều quan trọng là phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng đáp ứng.
Việt Nam đã ký Bản thỏa thuận hợp tác đưa lao động đi làm việc với một số nước khu vực châu Âu như Đức, Romania, Czech, Bulgaria và Nhật Bản…Đồng thời, các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động duy trì và phát triển các thị trường tiếp nhận lao động; kịp thời nắm bắt chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động đi làm việc ở nước ngoài…
Nhấn mạnh tại buổi gặp gỡ, Ông Hồ Minh Sơn cho rằng phía Tập đoàn EI và Cty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn khi đưa người đi xuất khẩu lao động cần đảm bảo các quyền một cách minh bạch:Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế; Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.
Cũng theo Ông Sơn mong rằng công ty khi đưa người đi xuất khẩu lao động có các nghĩa vụ sau đây: Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động; Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài; Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020; Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Bồi thường thiệt hại (nếu có) do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Theo Khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020. Đặc biệt, cam kết Viện IMRIC và Viện IRLIE sẽ làm nhịp cầu nối trong việc đồng hành cùng công ty trong những vấn đề trên.
Tin rằng, hoạt động xuất khẩu du học và lao động đi Nhật Bản và Đức sẽ là bước đệm để người lao động đi học tập, làm việc, tạo điều kiện cho thanh niên địa phương được học tập, làm việc ở những quốc gia tiên tiến trên thế giới, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
Trần Danh