(TVPLO) – Hiện nay, trên MXH “nở rộ” reviewer (người chia sẻ nội dung trải nghiệm). Ngoài những reviewer có kiến thức chuyên sâu, đã góp phần mang đến cho người xem nhiều trải nghiệm thực tế, chính xác, thú vị thì vẫn còn các reviewer “ảo tưởng quyền lực” với những tên gọi lố lăng, kệch cỡm. Tuynhiên, những tài khoản MXH của các reviewer này có hàng chục nghìn người hưởng ứng, thậmchí cả triệu lượt người theo dõi.
Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Công an TP Cần Thơ mới đây đã xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với một cá nhân tự xưng bằng cái gọi là ‘chiến thần review’ trên mạng xã hội (MXH) về hành vi đăng tải nhiều video mang tính chất phê phán, đề cập không ít thông tin chưa chính xác của một số quán ăn nhằm tạo bê bối để nổi tiếng.
Trở lại bài viết về việc Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), Tc Nhiếp ảnh và Đời sống nói về: Các TikToker cần tôn trọng hình ảnh của người khác – Ranh giới giữa review đúng và sai!?Vào ngày 20/04/2023. Vừa qua. Trong đó có câu chuyện về một review A.T.D (Iris T.A.) từng chia sẻ về “Bò tơ dã chiến” toạ lạc tại 116, đường Hùng Vương, phường 11, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng…
Được biết trước đó, do có tiếp xúc và quen biết với chủ nhân của thương hiệu hiện đang cạnh tranh với “Bò tơ dã chiến” là chủ nhân của quán kế cạnh có địa chỉ 118, đường Hùng Vương, phường 11, Thành phố Đà Lạt bây giờ. Vợ chồng ông Hùng và bà Hiền cưu mang đưa về quán sinh sống và tập cho làm bếp, xem như là người nhà để cùng quản lý việc kinh doanh ngày đang phát triển của quán. Tình anh em “cây khế” ra đời từ đó. Tất cả mọi công việc kinh doanh của quán “Bò tơ dã chiến” đều chuyển giao hết cho người quản lý vì tin tưởng như người nhà.
Thế nhưng, đỉnh điểm của lòng tham là sau khi mở ra thương hiệu giống nhau. Việc cạnh tranh không lành mạnh lại bắt đầu. Từng ngày, từng giờ những việc làm xấu, bẩn được phía đơn vị đối thủ bày ra trong đó có việc một review từng chia sẻ sai sự thật và sự chịu đựng của ông bà chủ thương hiệu “Bò tơ dã chiến” số 116, Hùng Vương, phường 11, TP Đà Lạt lại cứ nhân lên vì nổi đau đặt lòng tin và thương người sai chổ.
Phân tích về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng có một số reviewer nhằm thu hút người xem đã tự dựng những video mang tính chất xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ với “triết lý nổi tiếng” mà một sốđối tượng này đưa ra là “chê tơi tả”. Nhiều video có nội dung sai sự thật, có tính chất lôi kéo, kích động lại thu hút rất đông bạn trẻ, như: “Quyết đạp đổ bát cơm của người khác”, “Quyết tâm khiến cửa hàng đóng cửa”, “Những ngành học vô dụng nhất”, “Đồ ăn Việt không bao giờ vươn tầm quốc tế”…
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ điều đáng lo ngại là vẫn có một số người dùng MXH chưa tìm hiểu thấu đáo, chưa được trang bị “giáp phòng hộ” để chống lại những thứ “rác văn hóa” như trên. Trong khi đó, Luật pháp đã quy định, hướng dẫn người dân phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc tham gia, sử dụng MXH…Mặt khác, luật đã đề ra chế tài nghiêm khắc xử phạt những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một số reviewer tỏ ra “nhờn luật”, tự tung tự tác trên MXH khi đưa ra những lời thách thức, sẵn sàng “khẩu chiến” khi bị phê bình…
Có không ít trường hợp nổi lên chóng vánh và được tung hô, một số TikToker bị phản đối, thậm chí cấm cửa sau khi vướng bê bối do bản chất rỗng, không mang lại giá trị. Sau đó, dính “phốt” và bị phản đối vì ảo tưởng quyền lực, bản chất rỗng, không mang lại giá trị. Câu chuyện cũng xảy ra nhiều trường hợp trên thế giới. Tiên sĩ Hồ Minh Sơn dẫn khuyến nghị người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là cá nhân tạo dựng được danh tiếng, am hiểu về chủ đề hoặc lĩnh vực cụ thể và có lượng người theo dõi nhất định. Đồng thời, có hàng loạt “cú ngã ngựa”, bị tẩy chay hay gần đây nhất là làn sóng cấm cửa TikToker nhắm vào các nhà hàng, quán ăn ở khắp nơi cũng là lời cảnh tỉnh cho những người sáng tạo nội dung “thiếu tài năng, thừa chiêu trò” trên mạng.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định không thể phũ nhận dưới sự ảnh hưởng của mạng xã hội, reviewer ngày nay cũng được coi là một loại công việc, thậm chí còn là công việc “hot”. Hiện nay, có nhiều trường hợp reviewer lợi dụng sự ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội để đưa ra những thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người khác và làm nhiễu loạn không gian mạng. Có thể thấy, chính lượt tương tác “khủng” đã đẩy nhiều người làm review rơi vào vòng tròn “ảo tưởng quyền lực mạng”. Khẳng định điều này, Luật gia Hồ Minh Sơn cho hay quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng là quyền của cá nhân trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của bản thân đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Mặc dù vậy, vẫn có một số reviewer đã lại lợi dụng khái niệm “tự do ngôn luận” để phán xét, coi mạng xã hội như một nơi để thể hiện quyền lực.
Thực tế cho thấy, nếu những reviewer biết sử dụng kiến thức, kỹ năng vào mục đích phục vụ cộng đồng và xã hội thì sẽ góp phần xây dựng các kênh thông tin chia sẻ kỹ năng, học tập bổ ích cho người xem. Ngược lại, nếu chỉ nhăm nhe “câu view” bằng mọi giá nhằm trục lợi cho bản thân thì các reviewer sẽ tạo ra những sản phẩm vô bổ, độc hại, khiến người xem, đặc biệt là giới trẻ lệch lạc nhận thức, hành động. Những review chứa đựng nội dung thiếu lành mạnh thực chất là họ đang bán rẻ lương tâm của mình. Qua theo dõi MXH, nhiều người sẵn sàng đem một cá nhân, một hành động lên mạng xã hội để gièm pha và bình phán một cách hết sức thản nhiên. Một số khác lại lạm dụng quyền tự do ngôn luận để đưa những thông tin chưa được kiểm chứng, buông lời săm soi, tạo ra sức ép dư luận gây ảnh hưởng đến người khác, ông Sơn nói.
Cùng với đó, reviewer là người trực tiếp đưa ra các đánh giá, trải nghiệm về dịch vụ hay sản phẩm nào đó trên thị trường. Những thông tin được những người này chia sẻ trên mạng xã hội thường được xem là có khả năng lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt đối với các reviewer có lượng tương tác lớn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến không ít người bị “ảo tưởng sức mạnh” từ “những con số ảo”, cho rằng chỉ cần sở hữu lượng người theo dõi và lượt tương tác “khủng” thì có thể tuỳ hứng đưa ra những quan điểm cá nhân gây tranh cãi. Không ít trường hợp các reviewer vì nhận tiền quảng cáo nên phải “thêm mắm dặm muối” để review sản phẩm, để rồi sản phẩm được review không đúng với sự thật, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ.
Đặc biệt, ngay cả khi bị nhận về những phản ứng tiêu cực thì những reviewer này cũng để mặc cho qua hoặc âm thầm xóa bài nhưng không một lời xin lỗi. Sau đó, chờ cho vụ việc lắng xuống sẽ dựa vào lượng người theo dõi đông đảo để “tẩy trắng” cho bản thân và tiếp tục nghiệp review. Ông Sơn khuyến nghị thêm, nghề làm reviewer không hề đơn giản bởi một số lĩnh vực nhất định đòi hỏi người review phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn chứ không đơn thuần chỉ là “những con số ảo” trên mạng xã hội. Trong khi đó, công chúng hiện không còn dễ dàng bị “dắt mũi” mà một mực tin vào các clip review như trước. Đơn cử ở một số hội nhóm về review đã xuất hiện những bảng đánh giá về độ công tâm của các reviewer, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dùng mạng xã hội. Việc hàng loạt reviewer nổi tiếng lọt vào bảng xếp hạng không mấy tích cực này cũng đã phần nào chứng minh được người tiêu dùng đang dần đánh mất niềm tin vào ngành review. Vì lẻ đó, những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội nếu đã làm reviewer thì cần phải review có tâm, đừng mãi nghĩ rằng có thể “dựa hơi” vào “những con số ảo” như trước.
Khẳng định về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết ngành review ngày càng phổ biến, ai cũng có thể trở thành reviewer. Song song đó, mỗi người lại có một quan điểm, một cảm nhận, một khẩu vị riêng nên điều này cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh của các thương hiệu và việc làm ăn buôn bán ở nhiều nơi. Có thể thấu hiểu, không có gì là hoàn hảo nên một sản phẩm sẽ có người thích, người không. Nhưng, nếu chẳng may người không thích lại là người có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, nếu những người đó lại có sự nhận xét không mang tính xây dựng thì hậu quả thật sự sẽ rất khó lường.
MXH như một thế giới thu nhỏ với “thượng vàng hạ cám” người dùng, người thực hiện không tỉnh táo thì người dùng dễ sa vào những cạm bẫy, bị kích động, xúi giục nhằm cổ vũ, hưởng ứng những hành vi lệch chuẩn văn hóa, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức. Ngày nay, người dùng MXH ở Việt Nam không ngừng được trẻ hóa, vấn đề trang bị kiến thức, kỹ năng trên không gian mạng cần được quan tâm, chú trọng hơn. Muốn đẩy lùi, hạn chế những reviewer “bẩn”, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể nhằm tăng cường “sức đề kháng” giúp thanh niên, thiếu niên biết thanh lọc và tẩy chay những thông tin xấu, độc trên MXH. Ngoài ra, các cơ quan chức năng tang cường phối hợp với nhà mạng kiên quyết loại trừ tận gốc những reviewer làm “ô nhiễm” thông tin, gây ra “rác văn hóa” trên các nền tảng MXH, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay.
Tin rằng, khi trở thành một người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội thì hãy cẩn trọng với từng phát ngôn và hành động của mình, đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”, gây ảnh hưởng đến những reviewer chân chính, đang nỗ lực mỗi ngày để đem lại sự lựa chọn khách quan cho cộng đồng. Dẫu biết rằng, không có trường lớp nào đào tạo nghề review, nhưng nếu muốn trở thành những người được xã hội tin tưởng thì mỗi reviewer đều phải tự thân vận động, không ngừng học hỏi, trải nghiệm để có thêm nhiều kiến thức và góc nhìn mới.
Văn Hải – Trần Danh