(TVPLO) – Hiện nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của cuộc CMCN 4.0 thì tình trạng hoạt động mua bán hóa đơn trái phép đang ngày càng phức tạp, với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi…Tin rằng, các Doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cần trang bị cho mình những biện pháp quan trọng giúp góp phần ngăn chặn gian lận sử dụng HĐĐT…
Ảnh minh hoạ
Có thể thấy, vấn đề quản lý và sử dụng HĐĐT theo đúng quy định pháp luật hiện được ngành thuế, người nộp thuế và xã hội hết sức quan tâm. Theo đó, ngành thuế đã và đang triển khai nhiều chương trình tuyên truyền, hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiểu, tuân thủ quy định về HĐĐT. Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, cơ quan thuế các cấp sẽ tổ chức tháng cao điểm thực hiện phòng, chống các tổ chức, cá nhân mua bán, sử dụng HĐĐT không hợp pháp, gian lận hoàn thuế. Căn cứ vào thực tế công tác quản lý tại địa phương, các cục thuế triển khai, giao nhiệm vụ phòng, chống gian lận hoàn thuế, mua bán trái phép HĐĐT, thực hiện rà soát, kiểm tra tới từng công chức, từng đội, từng phòng quản lý người nộp thuế.
Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Chiến Luỹ – Giám đốc Cty TNHH Đại lý Thuế Bắc Trung Nam (toạ lạc tại số 9, đường Nội khu Mỹ Phước, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM) cho rằng các hành vi gian lận về hóa đơn cũng làm méo mó môi trường kinh doanh, gây bất lợi cho những DN kinh doanh tuân thủ nghiêm túc pháp luật thuế. Về phía các DN gian lận hóa đơn, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Cần lưu ý rằng, mọi hành vi gian lận, dù có tinh vi đến mấy, sớm muộn cũng sẽ bị phát hiện xử lý. Từ đó cho thấy, các DN để tự bảo vệ mình khỏi các đối tượng gian lận về hóa đơn, khi mua bán hàng hóa, dịch vụ với những đối tác mới, DN cần truy cập website của Tổng cục Thuế để kiểm tra thông tin về NNT xem DN bán hàng có đang hoạt động bình thường ở địa chỉ kinh doanh hay không. Đồng thời, DN cần kiểm tra thông tin xem DN bán hàng có thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký sử dụng HĐĐT theo quy định của pháp luật hay không. Ông Nguyễn Chiến Luỹ cho rằng các DN cần áp dụng công nghệ hiện đại để theo dõi, quản lý rủi ro hóa đơn. Bên cạnh đó, các cơ quan thuế hiện đang thực hiện lập danh sách người nộp thuế (NNT) có dấu hiệu rủi ro, thực hiện việc rà soát, đối chiếu với thực tế quản lý thuế tại địa phương; tập trung vào những NNT có rủi ro cao để giám sát trọng điểm, tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Chiến Luỹ – Giám đốc Cty TNHH Đại lý Thuế Bắc Trung Nam (toạ lạc tại số 9, đường Nội khu Mỹ Phước, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM) chia sẻ với chúng tôi.
Khẳng định rằng, hóa đơn điện tử (HĐĐT) ra đời là một giải pháp để phòng chống mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn, gian lận thuế và việc sử dụng HĐĐT đã mang lại hiệu quả bước đầu. Rất nhiều cách để doanh nghiệp tự bảo vệ mình khỏi các hành vi gian lận về hóa đơn. Tuy nhiên để chặt chẽ, doanh nghiệp nên thông báo, chủ động đề nghị cơ quan thuế hỗ trợ kiểm tra thông tin về hóa đơn, khi phát hiện các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hóa đơn, để bảo vệ quyền lợi và uy tín của mình…
Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thuộc Viện IRLIE, ĐD Tc Nhiếp ảnh và Đời sống PN cho rằng cần tăng cường công tác tuyên truyền để DN và người dân hiểu đầy đủ các quy định pháp luật về quản lý hóa đơn; cần làm cho người dân và DN hiểu những hậu quả pháp lý khi vi phạm các quy định về quản lý hóa đơn; về các hành vi bị cấm cũng như các chế tài xử lý trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự. Đồng thời, để tránh gian lận trong sử dụng HĐĐT, các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp khi mua bán hàng hóa, dịch vụ với những đối tác mới thì cần nâng cao cảnh giác trước những đối tác cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá quá rẻ so với giá thị trường, vì nhiều khả năng đó là hàng lậu của những doanh nghiệp gian lận về thuế và HĐĐT.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị, để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm trong việc phát hành và sử dụng HĐĐT bất hợp pháp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: Tăng cường công tác quản lý thuế…Qua đó, cơ quan thuế thực hiện rà soát, thanh tra, kiểm tra các đơn vị có dấu hiệu mua bán, sử dụng trái phép HĐĐT một cách thường xuyên và kịp thời. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện sai phạm, cơ quan thuế cần kịp thời củng cố hồ sơ, xác minh mức độ vi phạm để xử phạt hoặc nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền…Với cơ quan là nhịp cầu nối của Viện IMRIC chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ của doanh nghiệp thành viên nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và người nộp thuế hiểu thấu đáo về nghĩa vụ chấp hành pháp luật về thuế. Cảnh báo kịp thời các hành vi vi phạm, tội phạm về thuế; xây dựng kế hoạch tổng thể, có tính hệ thống để phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, không để xảy ra các vi phạm về phát hành, sử dụng HĐĐT…
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra hóa đơn xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện thu thập tài liệu, củng cố đầy đủ hồ sơ pháp lý, xác minh các dấu hiệu rủi ro và đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định rõ hành vi vi phạm pháp luật, chuyển đến cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tổ chức các toạ đàm tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng, đối với đội ngũ DN nhằm biết cách kiểm tra hóa đơn, kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn, hành vi gian lận mới về hóa đơn của các tổ chức, cá nhân mua, bán hóa đơn không hợp pháp, sử dụng hóa đơn để hợp thức hóa nguyên liệu, hàng hóa.
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được thông báo phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn hoặc làm giả hóa đơn điện tử. Mặt khác, việc sử dụng hóa đơn giả là hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp theo quy định tại điểm a Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì hành vi sử dụng hóa đơn giả sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc phải hủy hóa đơn đã sử dụng. Theo. điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, điển hình: Sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP; Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có), Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm theo khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì pháp nhân thương mại sử dụng hoá đơn giả nhằm trốn thuế thì bị phạt, cụ thể: Sử dụng hoá đơn giả trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại (i), (ii), (iv) và (v) ở khung 2 đối với cá nhân, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung 3 đối với cá nhân, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Song song đó, cộng đồng DN cần cảnh giác các trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá quá rẻ so với giá thị trường, vì nhiều khả năng đó là hàng lậu của một chuỗi DN gian lận về thuế và hóa đơn. Từ đó, DN cũng nên chủ động đề nghị cơ quan thuế hỗ trợ kiểm tra thông tin về hóa đơn và thông báo cho cơ quan thuế khi phát hiện các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hóa đơn.
Văn Hải – Trần Danh