(TVPLO) – Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác.
Ảnh minh hoạ
Theo đó, ở mỗi quốc gia có quy định về giấy phép lái xe có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước. Thế nhưng, nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.
Chia sẻ về điều này, Tiến sỹ. Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách, pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM), Đại diện phía Nam Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho biết theo Điều 341 Bộ luật Hình sự thì trong trường hợp tài xế cố ý làm hoặc sử dụng bằng giả để qua mắt cơ quan chức năng, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Người phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Theo Tiến sỹ Hồ Minh Sơn dẫn chứng tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiệnhành vi vi phạm sau đây: Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm hành vi sau đây:Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa…Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
Đồng thời, mỗi công dân muốn có giấy phép lái xe ngoài (GPLX) việc có đủ một số điều kiện (tuổi, sức khỏe) còn phải trực tiếp tham gia và đạt kết quả tại bài kiểm tra, sát hạch (về lý thuyết, thực hành theo quy định). Chỉ sau khi được cấp GPLX, người đó mới có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tương ứng tham gia giao thông. Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015), nếu sử dụng GPLX giả đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi sẽ bị cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức…Trong đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Cụ thể, nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 của Điều luật này như phạm tội có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên… thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Trường hợp thuộc hành vi phạm tội có một trong các tình tiết được quy định tại khoản 3 của Điều luật này, khung hình phạt sẽ là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho hay.
Theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các cơ quan dưới đây có thẩm quyền cấp bằng lái xe:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe: Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe…
Mong rằng, ngừoi tham gia giao thông cần hoàn thiện thủ tục để được cấp GPLX theo quy định; tuyệt đối không mua bằng, sử dụng bằng lái xe, GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Điều. này, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Trần Danh – Công Danh