(TVPLO) – Mới đây, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) nhận được thư yêu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE. Theo đó, doanh nghiệp yêu cầu tham vấn pháp lý liên quan đến Bộ luật Dân sự 2015, Luật Công chứng năm 2014 và Luật Cư trú 2020, Luật Đất đai 2024…
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau: Cha mẹ già yếu muốn để lại tài sản cho người thân thì có được ủy quyền cho con lập di chúc không, điều luật nào quy định?. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân mua nhà đất bằng giấy viết tay, theo quy định mới nhất của Luật Đất đai 2024, người mua nhà trong trường hợp này có được đăng ký thường trú?
Cha mẹ có được ủy quyền cho con lập di chúc thay hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, theo đó bên ủy quyền sẽ giao các công việc cho bên được ủy quyền nhân danh mình thực hiện trong phạm vi ủy quyền và thời gian ủy quyền nhất định, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Do đó, có thể hiểu ủy quyền là việc mà một cá nhân hay pháp nhân có sự thỏa thuận sẽ nhân danh cho một cá nhân, pháp nhân khác thực hiện giao dịch dân sự thay mình trong một phạm vi và thời hạn mà giữa hai bên thỏa thuận.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 48 Luật Công chứng năm 2014 với trường hợp cha mẹ ủy quyền cho con lập di chúc thì phải áp dụng. Cụ thể, trường hợp người lập di chúc muốn lập di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Việc này, đồng nghĩa với việc không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc thay mình.
Căn cứ tại quy định tại Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên đến trực tiếp tại nơi ở của mình để lập di chúc. Trình tự thủ tục lập di chúc tại nhà ở của người lập di chúc được tiến hành giống với thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự.
Vì vậy, bố mẹ giá yàu, không thể đi lại thì có thể yêu cầu công chứng viên đến nhà để lập di chúc theo quy định của pháp luật. Do đó, người lập di chúc không thể ủy quyền cho con lập di chúc và đi công chứng di chúc thay mình được mà phải trực tiếp thực hiện.
Có được đăng ký thường trú khi mua nhà đất bằng giấy viết tay?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. Điển hình, hồ sơ đăng ký thường trú đối với người có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó gồm các giấy tờ: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
Că cứ theo Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ gồm: Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở); Giấy phép xây dựng với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong; Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
Như vậy, trong các loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp không có giấy tờ mua bán nhà đất bằng giấy viết tay. Người nhận chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay để được đăng ký thường trú phải hợp thức hóa giấy tờ, giao dịch của mình.
Mặc dù vậy, nếu trong trường hợp chuyển nhượng, tặng cho nhà đất trước 1-8, nếu chủ cũ chưa được cấp sổ đỏ, theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, các trường hợp sử dụng đất sau do nhận chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định nhưng có chữ ký của các bên thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp sổ đỏ lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất: Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước 1-7 với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước 1-8 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất; Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất của người nhận thừa kế.
Trường hợp chủ cũ đã được cấp sổ đỏ, người nhận chuyển nhượng nhà đất cũng không được đăng ký thường trú ngay mà phải thực hiện thêm thủ tục để có sổ đỏ đứng tên mình, cụ thể: Tại Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, trường hợp người đang sử dụng đất do mua bán trước 1-8 mà thửa đất đó đã có sổ đỏ và bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có sổ đỏ đã cấp cho thửa đất kèm theo giấy tờ về việc nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc chỉ có hợp đồng, văn bản về chuyển quyền sử dụng đất đã lập thì nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; Hợp đồng, văn bản về chuyển quyền sử dụng đất đã lập theo quy định…
Với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho nhà đất từ 1-8 đến nay, hợp đồng chuyển nhượng không có công chứng hoặc chứng thực sẽ không có hiệu lực do vi phạm về hình thức. Khi đó người nhận chuyển nhượng không được đăng ký thường trú tại nhà đất đó, trừ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện:
Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng; Một bên hoặc các bên yêu cầu Tòa án và Tòa ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó; Đã đăng ký sang tên và được cơ quan đăng ký đất đai đăng ký vào sổ địa chính.
Có thể khẳng định, công tác truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là khâu đầu tiên của hoạt động thi hành pháp luật, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân…Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong nhiều Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã khẳng định công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Đây là những khung pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý đi vào nề nếp và nâng cao hiệu quả của công tác này.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, để tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiểu biết về pháp luật cũng như ý thức thực thi pháp luật kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thường xuyên tổ chức chương trình này bằng nhiều hình thức như trực tiếp, trực tuyến, hỏi – đáp pháp luật trên các trang tin điện tử, mạng xã hội, đặc san in…Nhằm mong muốn cộng đồng doanh nghiệp nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả…
Từ nhận thức vai trò, tầm quan trọng của công tác này, trong những năm qua Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC tăng cường hoạt động về công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm qua từng giai đoạn, công tác này đã có những chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp cũng như các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp có liên quan. Với nguyện vọng ngày càng lớn của người dân, doanh nghiệp và yêu cầu ngày càng cao trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, nhất là đặt trong bối cảnh Chính phủ nêu cao tinh thần Chính phủ kiến tạo, quốc gia khởi nghiệp, chủ trương cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc cung cấp thông tin pháp luật một cách kịp thời, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã bộc lộ một số khó khăn, tồn tại như: Việc cập nhật, phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp là một nhiệm vụ thường xuyên để khuyến khích, động viên các đơn vị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cũng như có hình thức đôn đốc, nhắc nhở kịp thời đối với các doanh nghiệp trong công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp…Qua đó, công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng như trước yêu cầu của thực tiễn thi hành pháp luật, thi hành pháp luật, vì vậy Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) nghiên cứu tổ chức toạ đàm khoa học về đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực tài chính cho doanh nghiệp” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân và doanh nghiệp đã được Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) có kế hoạch hoạt động thường xuyên nhằm tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục, pháp luật trong các doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để họ tiếp tục nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đề ra. Đẩy mạnh tuyên truyền theo mô hình “chân rết”, trong đó các cán bộ chính sách của doanh nghiệp sau khi tham gia toạ đàm, hội nghị tuyên truyền, phổ biến, pháp luật sẽ tổ chức tuyên truyền sâu rộng, trực tiếp đến người lao động trong doanh nghiệp.
Từ đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật thường xuyên có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới các doanh nghiệp, hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật lao động. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền pháp luật ở các doanh nghiệp. Lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua cáckinh nghiệm thực tiễn của các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật tham gia các phiên toà để trao đổi, chia sẻ...Để các doanh nghiệp trong việc vừa sản xuất, phát triển kinh doanh, thực chính sách pháp luật; các chủ doanh nghiệp vừa kiểm tra, đôn đốc các cán bộ của mình thực hiện đúng các chính sách pháp luật một cách hài hòa, tiến bộ, thượng tôn pháp luật để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển bền vững…
Luật sư Phan Đức Hiếu – PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)