(TVPLO) – Đằng sau những lượt xem, mức độ nổi tiếng, không ít Tiktoker phải trả một cái giá đắt. Đó cũng là bài học cho những người sáng tạo nội dung theo con đường bất chấp câu view phản cảm. CácTiktoker ngày càng lộ rõ hành vi phản cảm làm lệch lạc thông tin vầ đến lúc gióng lên lời cảnh báo về tác dụng độc hại của những nội dung ‘bẩn’ đang ngày một tràn lan trên không gian mạng xãhội đối với người trẻ.
Nam Tiktoker tên M bị cơ quan chức năng xử phạt 10 triệu đồng vì miệt thị người miền Trung. và hình ảnh trong clip có nội dung phản cảm đã bị cơ quan chức năng xử phạt của tiktoker Nờ Ô Nô.
Trong thời gian gần đây, chúng ta từng biết đến vụ việc Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấm bay có thời hạn bằng đường hàng không đối với hành khách L.M.X.Y vì tạo dáng quay clip Tiktok trên đường băng. Theo đó, hành vi của nữ Tiktoker này vi phạm quy định về an toàn hàng không. Điển hình, trường hợp Tiktoker N.M bị Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng vào tháng 8 vừa rồi khi làm loạt video bôi nhọ người miền Trung. Mới đây nhất, Tiktoker Nờ Ô Nô cũng bị Tiktok khóa kênh vì vi phạm quy chuẩn cộng đồng khi anh có những ngôn từ miệt thị người nghèo.
Chia sẻ về điều này, ThS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), đại diện phía Nam Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng: “Khi cuộc CMCN 4.0 phát triển mạnh mẽ thì không thể một sớm một chiều dẹp sạch rác trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có quyền ngăn chặn nó kịp thời. Trong đó, cơ quan chức năng, nhà quản lý văn hóa nên có sự rà soát, kiểm tra. Những người làm nội dung có dấu hiệu vi phạm phải xử lý dứt điểm. Hơn nữa, với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cần có biện pháp xử lý mạnh tay…”. Luật gia Hồ Minh Sơn khuyến nghị, khán giả, người xem cũng là một vũ khí quan trọng chống lại nội dung bẩn.
Điển hình, có những nội dung phản cảm trên mạng liên tục xuất hiện, thậm chí tạo nên “trào lưu”, như ngồi lên băng chuyền sân bay, cổ súy người hâm mộ “trộm tiền” gia đình để ủng hộ thần tượng, phát ngôn thiếu văn hóa, thách đấu nhau một cách “giang hồ”…Khác với những nội dung có tính chất giải trí, thậm chí quá lố, nội dung “bẩn” là nói đến những video clip được sản xuất với nội dung nhảm nhí, độc hại, gây tác động xấu đến cộng đồng. Đó không phải sự “lỡ lời”, “vô tình”, mà là lựa chọn chủ động của người làm nội dung trên mạng. Nguyên nhân có thể do chạy theo số lượng người xem một cách bất chấp, hay từ nhận thức lệch lạc của một bộ phận người tham gia mạng xã hội…
Mặc dù, những tiktoker đã phải “trả giá” cho việc làm nội dung “câu view” như vậy. Qua đó, sau khi họ đối diện với cơn phẫn nộ từ cộng đồng đã bị Thanh tra Sở TT-TT TP HCM, các cơ quan chức năngxử lý vì hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, đồng thời bị nền tảng Tiktok khóa vĩnh viễn kênh. Thế nhưng, họ vẫn có thể thay đổi lập tài khoản khác trên Tiktok…
Ngày nay, mạng xã hội phát triển, các nhà hàng, quán ăn, các thương hiệu đã dịch chuyển từ việc quảng cáo truyền thống sang mời những người chuyên review. Đây là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng. Mặc dù vậy, có một số người review không có tâm, gây ảnh hưởng đến thương hiệu.
ThS. Luật gia – Nhà báo. Hồ Minh Sơn cho biết các YouTuber, TikToker nếu đưa thông tin không đúng về người khác lên mạng, tùy vào hành vi, mức độ có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Quađó,nếu mức độ nặng, có thể bị khởi tố hình sự các tội làm nhục người khác; vu khống; đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, có thể trong thời gian tới những nền tảng mạng có động thái mạnh như xóa kênh, hạn chế tài khoản. Vai trò của người dùng mạng xã hội cần mạnh mẽ lên án, báo cáo đến cơ quan chức năng…Đồng thời, “tẩy chay” triệt để các hành vi sản xuất video gây tác động xấu đến cộng đồng. Chỉ khi người dùng kiên quyết quay lưng thì những nội dung “độc hại” mới không còn đất diễn.
ThS. Hồ Minh Sơn dẫn chứng theo Luật An ninh mạng năm 2018 đã quy định rõ về những hành vi đưa thông tin trái phép trên mạng internet như xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, những thông tin không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục là những hành vi bị cấm. Đặc biệt, tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tần số vô tuyến điện cũng có quy định về chế tài đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin, văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Hành vi này có thể bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng hoặc ở khung hình phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy mức độ của hành vi.
Song song đó, đã đến lúc TikTok kiểm soát chặt chẽ hơn nữa những video có yếu tố kệch cỡm, thiếu văn minh, vi phạm đạo đức, lệch chuẩn… ra khỏi nền tảng một cách nhanh nhất. Đồng thời quyết liệt hơn trong việc thẳng tay trừng trị, loại bỏ những TikToker vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Mà xóa kênh vĩnh viễn cũng là một phương thức, ThS. Hồ Minh Sơn cho biết thêm.
ThS. Hồ Minh Sơn dẫn chứng theo Luật An ninh mạng năm 2018
Tin rằng, người dùng mạng xã hội cần sớm mạnh tay để góp phần bài trừ được những TikToker, YouTuber lệch chuẩn, nhằm trả lại sự trong sạch cho nền tảng mạng xã hội gây ra nhiều hệ lụy xấu, ảnh hưởng không tốt cho người trẻ Việt Nam.
Theo Văn Hải – Trần Danh/HNTTO