(TVPLO) – Gần đây, một số doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) quan tâm đến việc các tài sản, giải ngân vốn…
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Phan Đức Hiếu – PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau: Vay thế chấp bằng sổ đỏ là hình thức phổ biến nhưng đất chưa có sổ đỏ được thế chấp vay vốn hay không?. Đồng thời, vợ chồng ly hôn, có một con gái chung. Sau khi ly hôn, chúng tôi thỏa thuận không chia tài sản gồm quyền sử dụng đất và 1 căn nhà vì con gái chỉ 12 tuổi…
Đất chưa sổ đỏ có được thế chấp vay vốn được không?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo bộ luật dân sự 2015, tài sản bảo đảm để thực hiện biện pháp thế chấp được pháp luật quy định như sau: Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của bên vay thế chấp, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu; Tài sản đảm bảo có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được;Tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai; Giá trị của tài sản bảo đảm phải tương đương với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Vì vậy, đất chưa có sổ đỏ vẫn có thể vay thế chấp tại ngân hàng.
Thế nhưng, căn cứ theo Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về thế chấp bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau: Đất không có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Tuy luật pháp cho phép quyền thế chấp đất khi chưa có sổ đỏ, nhưng thực tế việc giải ngân hay không có thể phụ thuộc vào từng ngân hàng và chính sách cụ thể của họ.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người thế chấp nhà ở phải đáp ứng các điều kiện: Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện thế chấp nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự; Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự (người từ đủ 18 trở lên mới được tự mình thực hiện thế chấp, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự). Đối với tổ chức, họ cần phải có tư cách pháp nhân để vay vốn từ ngân hàng.
Chia tài sản ly hôn cho con chưa thành niên?
Ảnh minh hoạ
Tài sản chung vợ chồng nếu không chia khi ly hôn thì sau khi ly hôn các bên có thể thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng có thể phân chia. Nếu bạn có mong muốn chia ½ quyền sử dụng đất để lại di chúc cho con gái dưới 18 tuổi thì bạn thực hiện để lại di chúc công chứng tại văn phòng công chứng.
Căn cứ tại Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 624. Di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Theo Điều 626. Quyền của người lập di chúc. Người lập di chúc có quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Theo Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân: Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Theo Điều 21. Người chưa thành niên: Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
Theo Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con: Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự: Trường hợp trên có quyền để lại di chúc ½ quyền sử dụng đất cho con gái 12 tuổi của mình, ngoài ra, cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con nếu con đang được người khác giám hộ hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó…Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Việc để lại di chúc con con chưa thành niên cần lưu ý chỉ định người quản lý tài sản vì lợi ích tốt nhất của con.
Có thể thấy, các tài sản nhủ bất động sản, các tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện sự phát triển một cách phù hợp của pháp luật hôn nhân và gia đình với thực tiễn kinh tế – xã hội. Hiện nay, chia tài sản chung của nhiều cặp vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại ngày càng được quan tâm. Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mẫu thuẫn trong quản lý tài chính hoặc nhiều lý do khác. Do đó, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có nhu cầu thì vẫn có quyền thỏa thuận để chia tài sản chung của vợ chồng.
Luật sư Phan Đức Hiếu
Xác định được mục đích, nhiệm vụ trong tâm của Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật với các nội dung năm 2024 gồm: Phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng cho nhân dân ở các địa phương về việc chấp hành các quy định pháp luật theo các chủ đề;Phối hợp phổ biến các quy định mới của pháp luật nhằm đưa các quy định đi vào đời sống và nhận thức của người dân và doanh nghiệp thành viên; Thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Qua đó, một mặt góp phần đưa quy định pháp luật đi vào thực tiễn đời sống, mặt khác thực hiện tốt chức năng chính trị xã hội của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC theo đúng định hướng đã đề ra trong chiến lược phát triển từ nay đến 2030 và tầm nhìn 2045.
Có thể khẳng định, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân. Hoạt động của Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp mà ngành Tư pháp là nòng cốt đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội và toàn dân. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dần dần đi vào nề nếp theo kế hoạch, chương trình cụ thể với nhiều hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp với từng nhóm đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện của các địa phương thực hiện. Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ trên nhiều địa bàn, nhân dân ngày càng có điều kiện tìm hiểu pháp luật.
Cùng với đó, Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC có đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được xây dựng, củng cố. Bên cạnh đội ngũ cán, hiện đã thu hút được một lực lượng đông đảo các cộng tác viên, tuyên truyền viên tham gia. Ngoài ra, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng và thiết thực với người dân hơn như: Tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu phổ thông dưới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật; đưa pháp luật vào giảng dạy trong trường học; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; doanh nghiệp, trường học; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thông qua các phiên toà xét xử công khai, lưu động… đã và đang được triển khai mạnh mẽ.
Trong các hoạt động, các quyết định thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của ViệnIMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC đã trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, đểphối kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm giúp cho đối tượng được áp dụng pháp luật hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật được áp dụng hoặc các quy định có liên quan, hiểu và ý thức được về quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, từ đó tự nguyện chấp hành nghiêm túc các quyết định áp dụng pháp luật nói riêng và chấp hành pháp luật nói chung, hình thành niềm tin pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Tin rằng, với việc Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC khai thác và phát huy tác dụng, hiệu quả của hình thức trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, hoà giải cơ sở khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện giải thích, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từng vụ việc cụ thể đang trợ giúp, tư vấn cho đối tượng, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, tự điều chỉnh hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình…Đây cũng là một niềm vui, hạnh phúc của mỗi cán bộ thuộc Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC…
Vương Minh – Công Danh