(TVPLO) – Việt Nam hiện có mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ 6,42% trong nửa đầu năm 2024 và gần 70% doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam…Mới đây, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) có một cuộc khảo sát quý II năm 2024 cho thấy sự lạc quan trong dài hạn cho thấy niềm tin mạnh mẽ rằng các chỉ số tích cực có thể thành hiện thực trong tương lai.
Luật gia Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)
Trong đó, đối với điều kiện kinh doanh hiện tại, đa số (68% doanh nghiệp khảo sát), duy trì quan điểm từ trung lập đến tích cực về điều kiện kinh doanh của họ, cho thấy cảm giác ổn định chung. Đối triển vọng hiện tại, mặc dù nhận định chung về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong quý 3 năm 2024 là lạc quan một cách thận trọng (45%), các doanh nghiệp tư nhân vẫn do dự về triển vọng của chính họ, với 45% còn lại là trung lập và 23% bày tỏ lo ngại. Đồng thời, triển vọng dài hạn, sự bất an ngắn hạn này được cân bằng bởi niềm tin mạnh mẽ trong dài hạn, với gần 70% doanh nghiệp bày tỏ sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới. Sự tự tin này được phản ánh qua tỷ lệ các doanh nghiệp sẽ đề xuất Việt Nam là điểm đến đầu tư.
Có thể thấy, các doanh nghiệp vừa qua giai đoạn khó khăn của những tháng đầu năm 2024, đang có sự lạc quan với kinh doanh trong thời gian tới. Trong bối cảnh các nhóm ngành xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng khá hưng phấn, thì lại có thêm nhiều cơ hội ‘trời cho’. Tuy nhiên, vấn đề là DN cần nắm bắt tốt, khả năng bứt tốc của nhiều ngành sẽ cao hơn.
Theo khảo sát từ Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE, niềm tin về triển vọng kinh doanh tươi sáng hơn đang quay trở lại khi các doanh nghiệp Việt đang nhận được nhiều đơn hàng hơn, tăng tốc mở rộng kinh doanh và tập trung vào đầu tư xây dựng. Qua đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 7 đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD, và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8-2022. Cụ thể, lũy kế 7 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may đạt 23,9 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với mức tăng 1,33 tỷ USD. Dự báo cuối năm nay ngành may hoàn toàn có thể về đích với kim ngạch 44 tỷ USD.
Theo Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM Phạm Xuân Hồng chia sẻ, tình hình đơn hàng của các DN từ nay đến cuối năm tương đối ổn, lượng đơn hàng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt có những DN con số còn khả quan hơn. Bên cạnh đó, các thị trường tiêu dùng lớn đang “ấm” dần lên, lại thêm những biến động từ thị trường Bangladesh, một đối thủ lớn của dệt may Việt Nam, cũng phần nào mang về lợi thế cho các DN.
Nghiên cứu của Viện IMRIC và Viện IRLIE, về ngành may Bangladesh, đã đưa ra những khó khăn của nước này trong bối cảnh chính trị bất ổn hiện nay. Bởi có nhiều nhà máy ở Bangladesh tạm thời đóng cửa, khiến khách hàng cân nhắc chuyển đơn hàng sang các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Điển hình khi năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh bị giảm sút giữa mùa cao điểm sản xuất hàng cho mùa đông, đương nhiên nhiều khách hàng sẽ phải dịch chuyển đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng thiếu hụt.
Trong đó Ấn Độ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ biến động ngắn hạn của Bangladesh. Còn với Việt Nam, các DN sản xuất hàng may mặc trong nước có tỷ trọng đóng góp cao nhất về đơn đặt hàng CMT. Đây là đơn đặt hàng sản xuất may gia công của các công ty thời trang lớn nước ngoài cho các xưởng may mặc quần áo tại Việt Nam. Ngoài ra, các DN Việt xuất hàng đi Mỹ cũng có thể hưởng lợi do Mỹ cũng là một trong những thị trường lớn của Bangladesh.
Như vậy, DN dệt may hiện vẫn đang gặp khó khăn khi thiếu lao động. Các DN hiện đang phải thực hiện đồng thời 3 việc, như: tập trung tuyển dụng lao động; tăng thu nhập cho người lao động đang làm việc để thu hút những người còn ở ngoài; cải tiến quản lý nâng cao năng suất lao động để đáp ứng nhu cầu đơn hàng.
Theo Viện IMRIC và Viện IRLIE, Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đã cho thấy điều này. Theo đó, trong tháng 7-2024, chỉ số PMI đạt 54,7 điểm, tốc độ tăng đơn hàng đã nhanh hơn so với tháng 6 trước đó. Điều này có nghĩa rằng, đơn hàng của doanh nghiệp Việt đang tăng mạnh.
Vì lẻ đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu về thị trường, hoạch định chiến lược truyền thông, cần phải “liệu cơm gắp mắm”, xem về khả năng của mới nhận đơn. Rất nhiều người lao động khi đã nghỉ việc về quê hoặc chuyển việc thì không còn muốn quay lại các nhà máy. Đây sẽ là bài toán khó trong dài hạn của những ngành cần nhiều lao động như dệt may…
Mặt khác, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE thực hiện khảo sát thị trường cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2023. Hai quốc gia khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Cùng với đó, thị trường Trung Quốc luôn dẫn đầu, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu với 2,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ. Sau đó, thị trường Hàn Quốc với 164 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ. Thế nhưng, khả quan nhất là thị trường Nhật Bản đang gia tăng nhập khẩu trái cây Việt Nam. Nhìn chung 3 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã chiếm gần khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam.
Vì vậy, với nền tảng cho doanh nghiệp Việt phát triển ổn định và tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn nhờ vào mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ khi ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn với nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn.
Mới đây nhất, Chính phủ đã ký quyết định thành lập ban chỉ đạo rà soát các quy định kinh doanh để xử lý ngay các bất cập, vướng mắc pháp lý phát sinh trong thực tiễn, cản trở sự phát triển để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Chia sẻ với chúng tôi, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, nhấn mạnh: “Cónhững lý do khiến rau quả Việt Nam đang ngày càng chinh phục được các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á. Việt Nam hiện có nhiều ưu thế để doanh nghiệp Việt phát triển, như lợi thế về các hiệp định thương mại tự do, thị trường nhiều phân khúc khai thác. Điều quan trọng doanh nghiệp cần tăng cường cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư mạnh vào công nghệ để gia tăng năng lực cạnh tranh”…
Theo phân tích thị trường của Viện IMRIC, Viện IRLIE có 3 yếu tố then chốt để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, gồm: Thị trường Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của Việt Nam Rất cao, vừa có những loại quả đáp ứng nhu cầu tiêu thụ như sầu riêng; Chất lượng rau quả Việt Nam ngày càng được cải thiện, nên những quốc gia khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản mới gia tăng nhập khẩu; Việt Nam có lợi thế lớn là cước vận chuyển hàng hóa rau quả từ châu Á sang châu Âu, Mỹ và ngược lại tăng rất cao, nên các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chuyển hướng tăng nhập khẩu từ các quốc gia Đông Nam Á…Đặc biệt, có Việt Nam nhằm giảm bớt chi phí logistics. Trong khi đó, Hàn Quốc trước đây đứng thứ 4 trong danh sách nhập khẩu rau quả của Việt Nam, hiệnđã vươn lên vị trí thứ 2.
Do vậy, nếu các DN ngành rau quả tiếp tục nắm được các lợi thế nói trên, kim ngạch cuối năm nay của toàn ngành có thể cán đích 7 tỷ USD. Một yếu tố đặc biệt quan trọng nhất, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc, vào ngày 19/08/2024 mới đây, Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức ký kết 3 nghị định thư quan trọng, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc và kim ngạch toàn ngành có thể cán mốc 7,5 tỷ USD, một con số kỷ lục cho ngành rau quả Việt Nam.
Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên rau quả Việt Nam vẫn phải lưu ý rất nhiều về sự đồng bộ trong chất lượng khi xuất khẩu. Như câu chuyện sầu riêng những tháng qua, phía Trung Quốc liên tục đưa ra cảnh báo về các lô sầu riêng không đạt chuẩn, thậm chí đã có những quyết định cấm nhập khẩu từ một số nhà máy, vùng trồng vi phạm quy định.
Do đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt cần đa dạng hóa nguồn cung để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp duy nhất. Cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường từng mặt hàng, nhất là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và điều chỉnh giá bán hợp lý. Liên tục cập nhật và phân tích các xu hướng kinh tế, chính sách tài chính cũng như chuẩn bị các kịch bản dự phòng để ứng phó với các tình huống biến động của thị trường.
Nhấn mạnh về điều này, Viện IMRIC và Viện IRLIE cho biết quá trình đàm phán để mở cửa thị trường không hề đơn giản, mất rất nhiều thời gian và công sức, một số mặt hàng đàm phán, đánh giá rủi ro mất 3-5 năm, thậm chí lâu hơn mới ký được nghị định thư. Vì vậy, khi đã mở được cánh cửa, các nhà sản xuất và cộng đồng DN xuất khẩu phải tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đưa ra. Tránh trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” khi một DN, một lô hàng vi phạm cả ngành hàng bị cảnh báo hoặc dừng xuất khẩu.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE; Phó TBT TC DN&TTVN