(TVPLO) – Trong suốt những ngày qua, nữ diễn viên Ngọc Lan đăng đàn về tiền bảo hiểm lập tức đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Sau đó, nghệ sĩ Kim Tử Long cũng lên tiếng về chuyện mất hàng trăm triệu khi mua bảo hiểm tiếp tục khiến dư luận xôn xao.
Ảnh minh hoạ
Thông qua vấn đề trên, nhiều doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) rất quan tâm về việc làm gì để các đại lý nâng tầm chất lượng tư vấn bảo hiểm, khi nào kháchhangf được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…Trả lời những thắc mắc này, Tiến sĩ – Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC, Đại diện TC Nhiếp ảnh và Đời sống PN cho rằng bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, trừ bảo hiểm nhóm.
Theo Tiên sĩ Hồ Minh Sơn cho biết theo quy định tại điều 26, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, “doanh nghiệp bảo hiểm”, “chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài” hoặc “bên mua bảo hiểm” có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm thuộc một trong 4 trường hợp, cụ thể: Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí; Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại điều 23 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 điều 55 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022; Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 điều 92 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
Chia sẻ thêm, căn cứ Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023), doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau: Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí; Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022; Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022; Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ.
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí thì thực hiện: Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm; Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm; Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết tại khoản 2 Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm tại mục (2) hoặc người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm tại mục (3) nêu trên thì thực hiện như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm.
Tương tự, theo khoản 4 Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có nêubên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm.
Đối với việc xử lý hậu quả đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí: Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm; Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm; Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Đối với Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm; Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.
Đối với Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm: Theo khoản 4 Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định, trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 thì bên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm; Trường hợp giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, số tiền bên mua bảo hiểm nhận lại được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa giá trị tài sản và dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định.
Khung khổ pháp luật nào các bên có thể dựa vào để giải quyết nếu có vấn đề về tư vấn lẫn ký hợp đồng BHNT
Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần thường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo các đại lý để tăng chất lượng tư vấn và dịch vụ khách hàng. Từ đó, nhằm góp phần để thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) phát triển lành mạnh và bền vững, tăng cường tính minh bạch thì cần các giải pháp đồng bộ từ cả phía cơ quan quản lý, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Theo Điều 128 và Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: Trường hợp ĐLBH vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do ĐLBH thu xếp giao kết. ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH các khoản tiền mà DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm. Cùng với đó, có 4 việc khách hàng và các doanh nghiệp cần lưu ý…
21 ngày khách hàng cân nhắc khi đã ký hợp đồng: Thời hạn của hợp đồng các sản phẩm BHNT rất đa dạng, bao gồm cả các sản phẩm ngắn hạn và dài hạn. Do đó, bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn, cân nhắc kỹ trước khi tham gia một sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của cá nhân. Đặc biệt, các sản phẩm BHNT có yếu tố đầu tư, để bù đắp được chi phí khai thác và mang lại lợi nhuận đầu tư từ phần phí bảo hiểm thì các sản phẩm này thường là dài hạn, thậm chí có thể kéo dài đến khi người được bảo hiểm 99 tuổi. Thị trường bảo hiểm quốc tế cũng vậy. Các sản phẩm bảo hiểm, nhất là BHNT liên kết đầu tư cũng là một sản phẩm tài chính mang tính chuyên ngành rất cao và dành cho đối tượng khách hàng riêng biệt. Trong đó, Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định khi cấp hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp BHNT phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm những thông tin cơ bản của hợp đồng. Thông tin bao gồm quyền lợi bảo hiểm, các điểm loại trừ trách nhiệm; giá trị hoàn lại, thời điểm có giá trị hoàn lại; trách nhiệm của khách hàng phải cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và các trường hợp cần lưu ý. Điển hình, khách hàng sẽ có 21 ngày cân nhắc để nghiên cứu các quy định trong hợp đồng. Nếu khách hàng nhận thấy hợp đồng không phù hợp, không đúng với kỳ vọng hoặc các nội dung được tư vấn, khách hàng được quyền hủy hợp đồng và nhận lại toàn bộ phí đã đóng, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.
Đối với đại lý bảo hiểm cần tăng cường kiểm tra chất lượng: Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rất rõ trách nhiệm của ĐLBH, DNBH…Trong thời gian gần đây, dư luận vẫn phản ánh về chất lượng tư vấn và chăm sóc khách hàng sau khi ký hợp đồng của nhiều đại lý còn chưa tốt. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng ĐLBH; đánh giá chất lượng tư vấn, chăm sóc của ĐLBH. Qua đó, ĐLBH cung cấp các thông tin về sản phẩm bảo hiểm một cách đầy đủ, chính xác. Đồng thời nghiêm túc xử lý trách nhiệm của ĐLBH nếu vi phạm pháp luật khi thực hiện hoạt động theo ủy quyền của DNBH. Bên cạnh đó, các cơ quan Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của thị trường. Cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện đang được hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền. Một số quy định sẽ được bổ sung nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ đại lý cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc kiểm soát chất lượng của đại lý. Song song đó, các đại lý bán các sản phẩm bảo hiểm phức tạp như liên kết đơn vị, ngoài chứng chỉ đại lý cơ bản sẽ phải có chứng chỉ bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Bộ Tài chính sẽ tổ chức thi, ra đề thi và kiểm soát kết quả thi cấp chứng chỉ này. Ngoàira, cần bổ sung quy định về việc đại lý phải thực hiện ghi âm quá trình tư vấn đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị.
Để thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển cần những giải pháp mang tính chiến lược để tăng chất lượng, bền vững và minh bạch: Để thị trường BHNT phát triển lành mạnh và bền vững, tăng cường tính minh bạch thì cần các giải pháp đồng bộ từ cả phía cơ quan quản lý, sự chung tay vào cuộc của cả các DNBH, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và người tham gia bảo hiểm. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, công khai, minh bạch thông tin về sản phẩm và DNBH. Qua đó, người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin khi tìm hiểu, lựa chọn cho mình sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Cùng với đó, cần rà soát, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ, chính sách về quản trị rủi ro, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Đồng thời, cần thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng đào tạo các đại lý để tăng chất lượng tư vấn và dịch vụ khách hàng.
Trước khi đặt bút ký hợp đồng bảo hiểm cần tìm hiểu kỷ: Quy định pháp luật đã nêu rõ việc giao kết hợp đồng bảo hiểm phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận và bình đẳng giữa khách hàng với DNBH; Người tham gia bảo hiểm cần phải tìm hiểu và đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, nếu còn băn khoăn thì có quyền yêu cầu đại lý tư vấn giải thích tường minh trước khi đặt bút ký.Khách hàng còn có quyền lưu lại bằng chứng trong quá trình tư vấn để nghiên cứu lại hoặc làm bằng chứng sau này để đảm bảo việc các đại lý làm đúng quy định pháp luật. Nếu trong trường hợp các DNBH sai phạm, cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến cáo…
Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC là đơn vị nhịp cầu nối và tham vấn pháp lý với mong muốn các doanh nghiệp thành viên nói riêng, khách hàng hiểu đúng và đủ về các bảo hiểm. Song song đó, đây cũng là bước căn bản giúp có cái nhìn công tâm hơn về các sản phẩm này cũng như trả lại đúng vai trò của kênh bảo hiểm như một sản phẩm phòng ngừa rủi ro. Hiểu thấu đáo hơn về từng sản phẩm bảo hiểm cũng như tìm được đội ngũ tư vấn có tâm và có kiến thức sâu sắc về bảo hiểm, sẽ góp phần từng bước hoàn thiện thị trường còn rất nhiều tiềm năng này.
Văn Hải – Thuỳ Duyên