Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Luật sư

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư – Xây nhà tạm trên đất nông nghiệp có được không?

Tháng Năm 3, 2025
trong Luật sư
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư – Xây nhà tạm trên đất nông nghiệp có được không?

(TVPLO) – Nhằm tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp lý cho cộng đồng. Sáng ngày 02/05/2025 vừa qua, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các độc giả, cộng đồng doanh nghiệp và Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến…

Có thể thấy, thông qua qhương trình được thực hiện nhằm tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật liên quan mật thiết đến người dân, phát huy tinh thần của nhân dân tuân thủ nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật, góp phần vào công tác phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh, trật tự…, Chương trình đã tiếp hơn 100 câu hỏi từ các độc giả, các doanh nghiệp.

Tại buổi tư vấn có nhiều Luật sư của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm đã tham gia các vụ án lớn, các vụ đại án đã giải đáp nhiều vướng mắc pháp lý trong cuộc sống hằng ngày như vấn đề bị bêu xấu trên mạng, tranh chấp nhà chung cư, chanh chấp mua bán đất, chanh chấp ly hôn, bạo lực gia đình…, xin trích dẫn hai trường hợp điển hình cụ thể sau:

Trường hợp thứ nhất: Điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Doanh nghiệp nông nghiệp tại Bình Phước nêu câu hỏi, cách hiểu của ông có đúng hay không?

Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường như sau:

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai quy định: Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Theo đó, dề nghị quý doanh nghiệp tham khảo quy định nêu trên…Đồng thời, liên hệ cơ quan Nông nghiệp và Môi trường tại địa phương để được trả lời theo thẩm quyền.

Trường hợp thứ hai: Xây nhà tạm trên đất nông nghiệp có được không?

Việc xây nhà tạm trên đất nông nghiệp có vi phạm pháp luật hay không đang là câu hỏi khiến không ít trang trại luôn băn khoăn, nhất là trong bối cảnh đất đai ngày càng khan hiếm và nhu cầu sử dụng đất đa dạng hơn bao giờ hết. Dẫu biết rằng, ‘nhà tạm’ nghe có vẻ đơn giản, nhưng xét dưới góc nhìn pháp lý thì lại là chuyện không hề ‘tạm’ một chút nào!

Đầu tiên, cần hiểu rõ thế nào là nhà tạm. Đây là kiểu nhà ở riêng lẻ, có kết cấu đơn giản, không kiên cố, và chỉ được phép tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định theo đúng kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng. Thường thì loại nhà này được dựng từ các vật liệu nhẹ, rẻ như gỗ, tôn, nhựa hoặc tận dụng từ các vật liệu tái chế. Quý chủ trang trại có thể bắt gặp nhà tạm tại các công trình xây dựng, vùng bị thiên tai, khu vực tổ chức sự kiện, thậm chí là trong mùa vụ ở nông thôn – nói chung là những nơi cần chỗ trú ngắn hạn, không cố định.

Căn cứ theo Luật Đất đai 2024 và Luật Xây dựng 2020, nhà tạm không phải muốn dựng đâu là dựng. Luật quy định rõ ràng rằng việc xây dựng nhà ở tạm chỉ được phép trong một số trường hợp nhất định như: phục vụ thi công công trình chính, tổ chức các hoạt động mang tính tạm thời như sự kiện, chiến dịch nhân đạo hoặc các hoạt động xã hội ngắn hạn khác. Và đặc biệt, công trình tạm này bắt buộc phải bị dỡ bỏ khi công trình chính được đưa vào sử dụng hoặc khi hết thời hạn tồn tại theo quy định.

Trong đó, đối với đất nông nghiệp, theo đúng quy định, người sử dụng chỉ được phép dùng một phần diện tích (theo khung pháp lý do UBND cấp tỉnh quy định) để xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, ví dụ như nhà kho chứa nông cụ, trại chăn nuôi hay lán nghỉ tạm cho lao động mùa vụ. Đối với đất trồng lúa, người sử dụng đất còn phải có nghĩa vụ cải tạo và giữ độ phì nhiêu của đất, đồng thời không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở nếu không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nói chung, người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích. Mục đích chính của đất nông nghiệp là để phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phải để ở hay làm nơi cư trú lâu dài. Vì lẻ đó, nếu quý trang trại có ý định xây nhà tạm trên đất nông nghiệp để ở cho “tiện trồng rau nuôi gà” thì xin chia buồn: sai luật! Tuy nhiên, nếu quý trang trại dựng nhà tạm để làm kho chứa vật tư nông nghiệp, chỗ nghỉ tạm cho công nhân mùa vụ thì lại hoàn toàn hợp pháp – miễn là diện tích và mục đích sử dụng đúng quy định.

Do đó, trước khi cầm cuốc xây dựng bất cứ công trình nào trên đất nông nghiệp, đừng quên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ngay chính quyền địa phương để tránh việc “đập rồi mới biết sai”, vừa tốn tiền vừa mệt mỏi xử lý hậu quả sau này.

Tin rằng, các luật gia, luật sư, các tư vấn viên pháp luật, các nhà báo và phóng viên sẽ tư vấn trực tiếp và trực tuyến qua điện thoại, Zalo, Viber để trả lời các thắc mắc pháp lý cho các độc giả, cộng đồng doanh nghiệp một cách thấu đáo. Đây là hoạt động thiết thực của Viện IMRIC; Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN với mong muốn góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và chấp hành pháp luật của người dân. Hứa hẹn các quan hệ này để hỗ trợ pháp lý như tạo thêm sức mạnh, sự hiểu biết để việc giải quyết các vướng mắc đó được thực hiện hiệu quả, thực tế…

(Bài xuất bản số T6, chuyên mục tư vấn pháp luật – Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam)

(Bài xuất bản số T5, đặc san khoa học Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập)

Giám đốc Chi nhánh số 1 tại Đồng Nai, ThS. LS Nguyễn Thành Hưng – Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm

 

Tags: featured

Bài viết liên quan

Thù lao, chi phí phát sinh của luật sư như thế nào khi giúp khách hàng đòi được quyền lợi?
Luật sư

Thù lao, chi phí phát sinh của luật sư như thế nào khi giúp khách hàng đòi được quyền lợi?

Tháng Năm 8, 2025
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Bố mẹ di chúc cho đất, anh em trong gia đình phản đối, phải làm sao – Bị tẩy xóa, di chúc có hợp pháp không?
Luật sư

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Bố mẹ di chúc cho đất, anh em trong gia đình phản đối, phải làm sao – Bị tẩy xóa, di chúc có hợp pháp không?

Tháng Năm 7, 2025
TS. Hồ Minh Sơn: Yếu tố pháp lý về di chúc ‘miệng’ được coi là hợp pháp khi nào và nghĩa vụ trả nợ thay người chết, pháp luật quy định thế nào?
Luật sư

TS. Hồ Minh Sơn: Yếu tố pháp lý về di chúc ‘miệng’ được coi là hợp pháp khi nào và nghĩa vụ trả nợ thay người chết, pháp luật quy định thế nào?

Tháng Năm 3, 2025
Yếu tố pháp lý để đảm bảo an toàn về công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch
Luật sư

Yếu tố pháp lý để đảm bảo an toàn về công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch

Tháng Năm 2, 2025
Bài sau
TS. Hồ Minh Sơn: Yếu tố pháp lý về di chúc ‘miệng’ được coi là hợp pháp khi nào và nghĩa vụ trả nợ thay người chết, pháp luật quy định thế nào?

TS. Hồ Minh Sơn: Yếu tố pháp lý về di chúc 'miệng' được coi là hợp pháp khi nào và nghĩa vụ trả nợ thay người chết, pháp luật quy định thế nào?

Recommended

Viện IMRIC tổ chức Lễ trao giải cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” lần thứ 1 (2022- 2023)

Viện IMRIC tổ chức Lễ trao giải cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” lần thứ 1 (2022- 2023)

2 năm trước
Luật Thủ đô 2024: cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Hà Nội được tăng thêm thu nhập

Luật Thủ đô 2024: cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Hà Nội được tăng thêm thu nhập

8 tháng trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Luật gia Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn