Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi

Công trình thi công dang dở gây ô nhiễm kéo dài: Một ví dụ điển hình của vi phạm môi trường

Tháng Ba 24, 2025
trong Nghiên cứu – Trao đổi
Công trình thi công dang dở gây ô nhiễm kéo dài: Một ví dụ điển hình của vi phạm môi trường

(TVPLO) – “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm khắc phục và bồi thường thiệt hại; nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự” – Khoản 1, Điều 162, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Quy định và chế tài xử lý

Dưới góc độ pháp luật, Trung tâm Tư vấn pháp luật Minh Sơn cho rằng hành vi thi công chậm trễ, không đảm bảo vệsinh môi trường và an toàn giao thông là vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 112 và Điều 124 của Luật Bảo vệmôi trường năm 2020. Cụ thể, các hành vi gây phát tán bụi, chất thải ra môi trường trong quá trình xây dựng mà không có biện pháp kiểm soát là hành vi bị cấm.

Đồng thời, theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổ chức thi công có thể bị xử phạt từ 50 triệu đến 250 triệu đồng tùy mức độ gây ô nhiễm, chưa kể đến trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho người dân.

Ở góc độ quản lý nhà nước, chính quyền địa phương – trong trường hợp này là UBND TTNT Lệ Ninh – có trách nhiệm giám sát quá trình thi công, yêu cầu nhà thầu thi công đúng tiến độ, đúng tiêu chuẩn môi trường, và thực hiện các biện pháp xử lý nếu phát hiện vi phạm.

Câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ chịu trách nhiệm cho những thiệt hại môi trường, sức khỏe và đời sống người dân trong suốt nhiều tháng qua? Việc chậm trễ khắc phục không chỉ là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm mà còn có thể bị xem xét xử lý trách nhiệm theo pháp luật.

Thi công chậm trễ sẽ gây ô nhiễm bụi bẩn và nguy cơ mất an toàn

Như dự án do Công ty Linh Lân thi công, UBND Thịtrấn Nông Trường (TTNT) Lệ Ninh làm chủ đầu tư.

Suốt gần sáu tháng qua, hàng trăm hộ dân (Tại TTNT, LệNinh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)  đã phải chịu đựng cảnh ô nhiễm bụi bẩn và nguy cơ mất an toàn giao thông. Vì tiến độ ì ạch, mặt đường rải nhựa và bột đá, lu lèn không đảm bảo rồi bỏ ngỏ đã biến khu vực thành một “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường.

Nguyên nhân là do nhà thầu thi công tuyến đường chỉ dài chưa đầy 300 mét nhưng thi công dang dở, rảnh nước xập xệ, chưa xong đã hỏng, rác thải rắn tấp hai vên không dọn vén, …kéo dài không rõ lý do. Dự án này do Công ty Linh Lân đảm nhiệm thi công, UBND TTNT Lệ Ninh làm chủđầu tư.

Chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng khiến người dân phải chịu cảnh bụi bay mù mịt, bám vào nhà cửa, đồ ăn, vật dụng sinh hoạt. Ăn cơm cũng lẫn bụi, mở cửa thì bụi bay vào, đóng cửa cũng không yên.

Không dừng lại ở bụi bẩn, mặt đường còn ngổn ngang đất đá, vật liệu xây dựng và bụi đá, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ban đêm thì nguy cơ lọt hố, ban ngày thì bụi không thở nổi, nhiều người dân đã bị trượt ngã do mặt đường, lởm chởm khi nhà thầu đào lên.

Công trình này được khởi công từ đầu tháng 10 năm trước nhưng thi công cầm chừng, lúc làm lúc kh. Gần đây, nhà thầu gần như ngừng hẳn thi công, để lại công trường ngổn ngang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và kinh doanh của người dân.

Góc nhìn pháp lý

“Dù người dân nhiều lần phản ánh, nhưng chính quyền phương – với vai trò chủ đầu tư – vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả hay bất kỳ thông báo nào làm rõ tiến độ, trách nhiệm và hướng xử lý ô nhiễm.”

Đây là một hành vi vi phạm rõ ràng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cụ thể là hành vi gây phát tán bụi, chất thải rắn xây dựng ra môi trường sống mà không áp dụng biện pháp kiểm soát. Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính lên đến 250 triệu đồng, đồng thời bị buộc phải khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho cộng đồng dân cư bịảnh hưởng.

Việc để công trình ô nhiễm kéo dài mà không có hành động từ phía chính quyền đặt ra câu hỏi về trách nhiệm giám sát, quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư công, cũng như cam kết thực thi pháp luật về môi trường tại cơ sở.

Người dân cần làm gì khi gặp phải vi phạm môi trường như tại TTNT Lệ Ninh?

Khi gặp phải tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài do công trình thi công gây ra như ở TTNT Lệ Ninh, người dân hoàn toàn có quyền và cần chủ động thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình:

Ghi nhận bằng chứng: Người dân nên ghi lại hình ảnh, video hiện trường ô nhiễm, bụi bẩn, chất thải, các tai nạn do mặt đường nguy hiểm… Đây là cơ sở quan trọng để phản ánh và làm bằng chứng nếu cần xử lý pháp lý.

Phản ánh trực tiếp đến chính quyền địa phương: Gửi đơn kiến nghị, phản ánh hoặc yêu cầu xử lý đến UBND cấp xã, phường hoặc thị trấn, nơi đang là chủ đầu tư hoặc có trách nhiệm quản lý địa bàn. Văn bản nên nêu rõ thời gian, mức độ ảnh hưởng và yêu cầu cụ thể.

Liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: Nếu chính quyền cấp cơ sở chậm xử lý, người dân có thểgửi kiến nghị đến Phòng TN&MT huyện Lệ Thủy, đề nghịkiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật về môi trường.

Gửi phản ánh đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình hoặc Tổng cục Môi trường (qua Cổng thông tin điện tử): Với các vụ việc kéo dài, không có động thái giải quyết, người dân có thể gửi đơn đến cấp cao hơn để được can thiệp, thanh tra và buộc các bên liên quan khắc phục hậu quả.

Tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý: Người dân nên liên hệ với các trung tâm tư vấn pháp luật hoặc luật sư để được hướng dẫn cách thực hiện khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự pháp luật.

Thông điệp từ Trung tâm Tư vấn pháp luật Minh Sơn:“Luật Bảo vệ môi trường không chỉ đặt trách nhiệm lên cơ quan, tổ chức gây ô nhiễm, mà còn trao quyền rõ ràng cho cộng đồng dân cư trong việc giám sát, phản ánh và yêu cầu xử lý hành vi vi phạm môi trường. Mỗi người dân cần hiểu và vận dụng các quyền này để bảo vệ không gian sống cho chính mình.”

TTVPL Đặng Ngọc Thạnh – Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn/Nguồn Viện IRLIE

Bài viết liên quan

TS. Hồ Minh Sơn: Bàn việc tuân thủ pháp luật trong ứng xử văn minh, giữ tình làng nghĩa xóm và khi “lá chắn” bảo vệ người tiêu dùng đã dễ dàng bị chọc thủng bởi đồng tiền
Nghiên cứu – Trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Bàn việc tuân thủ pháp luật trong ứng xử văn minh, giữ tình làng nghĩa xóm và khi “lá chắn” bảo vệ người tiêu dùng đã dễ dàng bị chọc thủng bởi đồng tiền

Tháng Năm 18, 2025
TS. Hồ Minh Sơn: Hành vi không tố giác tội phạm, theo quy định của pháp luật, sẽ bị xử lý như thế nào?
Nghiên cứu – Trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Hành vi không tố giác tội phạm, theo quy định của pháp luật, sẽ bị xử lý như thế nào?

Tháng Năm 17, 2025
TS. Hồ Minh Sơn: Yếu tố pháp lý liên quan TikToker “Thế Lòng Se Điếu” và TikToker Lê Việt Hùng?
Nghiên cứu – Trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Yếu tố pháp lý liên quan TikToker “Thế Lòng Se Điếu” và TikToker Lê Việt Hùng?

Tháng Năm 13, 2025
Chủ tịch nước: Không để hiểu luật thì lách luật, không hiểu thì làm sai luật
Nghiên cứu – Trao đổi

Chủ tịch nước: Không để hiểu luật thì lách luật, không hiểu thì làm sai luật

Tháng Năm 8, 2025
Bài sau
Công ty TNHH MTV Thăng Long Hiệp Phước bị phạt 300 triệu

Công ty TNHH MTV Thăng Long Hiệp Phước bị phạt 300 triệu

Recommended

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) chuẩn bị ra mắt tại Hà Nội

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) chuẩn bị ra mắt tại Hà Nội

2 năm trước
Sở Tư pháp TP Hà Nội đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về luật sư

Sở Tư pháp TP Hà Nội đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về luật sư

1 năm trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Luật gia Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn