(TVPLO) – Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) luôn mong muốn các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề được vươn tầm ra thị trường thế giới, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng mớicho các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đối với các sản phẩm làng nghề và nông sản…
Sáng ngày 17/11/2022, tại TP.HCM, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) đã tiếp và làm việc với hai doanh nghiệp LeanWares và Cty TNHH Baca Việt Nam. Vế phía Viện IMRIC có ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng, Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam; Phó CVP Viện IMRIC Phạm Trắc Long – Pv Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống; Phó giám đốc Chi nhánh miền Bắc Viện IMRIC Nguyễn Hữu Thái. Đại diện hai doanh nghiệp có ông Phan Hồng Đức.
Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động KH&CN với quan điểm đưa KH&CN thực sự là động lực then chốt cho phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo là một trong các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược của giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045.
Theo ông Phan Hồng Đức cho rằng cuộc CMCN 4.0 và xây dựng mô hình nền kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển của thế giới trong đó có Việt Nam. Theo đó, việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành CNM Việt Nam. Bên cạnh đó, việc định hướng nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu cũng là bài toán cấp thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Hiện nay, Việt Nam đang đi theo hướng nhập khẩu và CGCN qua hình thức các dự án FDI. Thếnhưng, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa…Đặc biệt, là đối với những doanh nghiệp nước ngoài cần chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nước. Thông qua việc kết nối của Viện IMRIC trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước; cũng như đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực được coi là khâu then chốt, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Tại buổi tiếp, hai bên đã thảo luận them về công tác chuyển đổi số, ĐMST với công nghệ, trong đó có hấp sấy nông sản, sản xuất đóng gói mì ăn liền bằng hoa quả rất cần thực hiện các bước mua dây chuyền công nghệ, đổi mới quy trình công nghệ ở mức cao nhất của doanh nghiệp, cần thay đổi cả về quản lý, tổ chức, quy trình. Tất cả các bước khi hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST cũng tương tự như khi thực hiện chuyển đổi số, từ ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu công nghệ mới và chuyển đổi từ cơ cấu tổ chức, cách thức làm việc, quy trình quản lý, tạo ra những phương thức mới, sản phẩm mới.
Chia sẻ tại buổi làm việc, ThS. Hồ Minh Sơn cho rằng việc tăng cường hợp tác thúc đẩy quá trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, thiết bị trong ngành nông nghiệp, chế biến nông sản theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Qua đó, mong muốn hai bên sẽ cử đầu mối chính để liên hệ trao đổi trong thời gian tới đến thăm nhà máy của các đối tác hai bên. ThS. Hồ Minh Sơn hy vọng tại buổi làm việc tiếp theo sẽ trao đổi và thảo luận được nhiều hơn, sâu hơn.
Tin rằng, việc thảo luận của hai đơn vị trong việc làm cầu nối tổ chức tư vấn chính sách, nghiên cứu – phát triển, đào tạo, chuyển giao khoa học và công nghệ về các lĩnh vực: nông nghiệp, làng nghề hứa hẹn phần nào góp phần nhỏ vào việc từng bước hội nhập về KHCN với các nước trong khu vực và thế giới.
Theo Trần Danh/HNTTO