(TVPLO) – Có thể thấy, kể từ khi Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2021, trong đó qui định nghiêm cấm ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê chính thức hết đất sống. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) băn khoăn về việc cho một số doanh nghiệp khác, bạn bè vay tiền mà chây ì không chịu trả…Vì vậy, đặt câu hỏi thu hồi nợ như thế nào để không vi phạm pháp luật!?.
Cơ quan điều tra đọc lệnh khám xét trong vụ Công ty Luật TNHH Pháp Việt hoạt động đòi nợ thuê trái pháp luật và các đối tượng liên quan bị triệu tập (Ảnh: Công an cung cấp).
Chia sẻ về những trăn trở trên, Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC, Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho hay ngày 01/01/2021 có hiệu lực của Luật đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực đi vào cuộc sống đã tích cực góp phần ngăn chặn các hoạt động đòi nợ thuê có tính chất đe dọa, khủng bố tinh thần người khác. Đồng thời, khuyến nghị cần có những hướng dẫn cụ thể, toạ đàm, truyền thông để tránh những biến tướng của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, gây bất ổn cho xã hội. Kể từ khi Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực, các công ty có chức năng kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ chấm dứt hoạt động vì nằm ở danh mục ngành nghề cấm. Khi Luật được thông qua đã tạo được sự đồng thuận rất lớn của cơ quan quản lý Nhà nước và người dân vì đã có không ít vụ việc gây ồn ào dư luận vì dịch vụ đòi nợ thuê. Để đòi tiền, các tổ chức kinh doanh đòi nợ thậm chí không từ thủ đoạn khủng bố tinh thần người nợ cũng như người thân của con nợ.
Cụ thể, trong thời gian vừa qua, Bộ Công an và công an các địa phương đã triệt phá 15 công ty với nhiều tên gọi khác nhau như: Công ty mua bán nợ, Công ty thu hồi nợ, Công ty Luật hoạt động dưới hình thức đòi nợ thuê bằng việc thực hiện khủng bố tinh thần và cưỡng đoạt tài sản…Điển hình, để tránh sự phát hiện của công an, các đối tượng đã thành lập 7 công ty, gồm: Công ty cổ phần đầu tư Omnia (trước đây tên Công ty TNHH thu hồi nợ CR), Công ty Luật TNHH Kiên Cường, Công ty TNHH Mua Bán Nợ DSP, Công ty cổ phần DV tài chính Thời Đại, Công ty cổ phần dịch vụ tài chính Kiên Long, Công ty cổ phần dịch vụ Bắc Á, Công ty cổ phần dịch vụ tài chính Nam Á. Các công ty này đều có trụ sở tại phường 15, quận 11, TPHCM. ác hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết trước ngày 1/1/2021 phải thanh lý, doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể giải thể hoặc phải chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.
Do vậy, để người cho vay đòi nợ hợp pháp, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì trước hết các bên có quyền tự giải quyết bằng cách thương lượng, hòa giải. Nếu không có thể khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án. Trường hợp, vụ việc có dấu hiệu của tội phạm hình sự thì người bị hại có quyền làm đơn trình báo, tố giác tội phạm đó đến công an để được xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP, điều kiện để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định. Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong đó, trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận. Có ít nhất 5 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ và có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Như vậy, trước tình trạng nhiều băng nhóm xã hội đen đội lốt doanh nghiệp kinh doanh đòi nợ rồi dùng các hành vi vi phạm pháp luật, cưỡng đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2020 đã cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Việc cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ được sự đồng tình của dư luận xã hội…Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị đối với hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo quy định pháp luật, người vay tiền có trách nhiệm trả nợ đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận. Trường hợp bên vay chậm trả tiền thì người cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu buộc bên vay phải thanh toán khoản nợ cho mình.
Trong nền kinh tế và trong xã hội bên cạnh việc phát triển vẫn còn một bộ phận vẫn đang bộc lộ một vấn đề mới là hiện tượng chây ì trả nợ mà các công cụ pháp luật hiện nay chưa đủ để ứng phó hiệu quả. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn còn cho biết trong một số vụ kiện được đưa ra tòa, nguyên đơn cho rằng bị đơn hoàn toàn có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả, có biểu hiện chiếm dụng vốn. Thế nhưng,quy trình thủ tục để thụ lý và xét xử trong vấn đề này còn phức tạp, có những quy định chưa phù hợp nên những vụ kiện như vậy thường kéo dài hàng năm trời, gây mệt mỏi cho nguyên đơn, đến mức chán nản. Một khó khăn rất lớn là phải thu thập đủ chứng cứ việc đương sự có thể trả nợ mà cố tình chây ì, không trả. Trách nhiệm này tòa án đang buộc nguyên đơn phải chứng minh. Vì lẻ đó, việc đưa ra tòa án xét xử để thu hồi các khoản nợ tuy là một hành động văn minh, đúng pháp luật nhưng lại rất khó khăn, và càng bất khả thi với các khoản vay nhỏ. Việc thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật là rất phức tạp nên nhiều khi bên vay nợ thiếu thiện chí càng được thể, trì hoãn việc trả nợ.
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về nghĩa vụ trả tiền khi đi vay như sau: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý; Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng: Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cũng khuyến nghị việc cho vay và thu hồi nợ là nhu cầu tất yếu trong nền kinh tế và đời sống xã hội, theo nguyên tắc ai cũng hiểu là có vay thì có trả. Khi nguyên tắc này được thực hiện một cách thông suốt thì có tác dụng tích cực, chắc rằng khi việc thực hiện vay-trả bị tắc nghẽn sẽ tạo ra nợ xấu và các hoạt động cho vay bị hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, gây xung đột trong xã hội. Việc chây ì trả nợ đang làm hoạt động cho vay tiêu dùng với các khoản vay nhỏ, sử dụng hình thức tín chấp trở nên rất rủi ro và khó triển khai. Trong khi cho vay tiêu dùng là một giải pháp kích thích rất quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhắc nhở bên cho vay tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội làm nhục người khác được hiểu là người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Có nghĩa là, nếu thông tin đòi nợ bị người cho vay đăng lên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật, có tính chất vu khống và xúc phạm đến bạn của bạn thì mới có yếu tố cấu thành “Tội làm nhục” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Bằng việc bên cho vay đăng thông tin của người nợ và nội dung sự việc lên mạng xã hội là không trái pháp luật nếu như cung cấp những thông tin đúng sự thật và không có lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm người này. Khi không thể đòi được nợ thì bên cho vay có thể nhờ đến cơ quan pháp luật để được hỗ trợ, hoặc có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ đến Tòa án cấp Quận, Huyện nơi bên vay đang cư trú.
Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định; Việc trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu hết thời hạn theo thỏa thuận mà bên vay vẫn chưa trả được nợ, bên cho vay có thể làm thủ tục khởi kiện ra tòa án để đòi tiền. Căn cứ theo Điều 35, 39 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với các vụ việc tranh chấp dân sự sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (bên vay tiền) cư trú, làm việc. Trong đó, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Người khởi kiện có thể nộp đơn kiện trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên vay tiền cư trú, làm việc, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn hướng dẫn.
Cùng với đó, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cũng cho rằng cần phải có những quy định hợp lý hơn để tạo thuận lợi cho việc thu hồi nợ theo pháp luật. Đầu tiên, quy trình thụ lý và xét xử án dân sự, nhất là trong việc thu hồi nợ cần phải được tinh gọn, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian đưa ra xét xử. Kế đến cần phải có cơ chế cưỡng chế thi hành án hiệu quả để buộc đương sự phải nhanh chóng thi hành nghĩa vụ trả nợ. Tại một số nước phát triển, việc thụ lý, xét xử các án dân sự liên quan đến vay nợ được giải quyết nhanh gọn, thời gian chỉ tính bằng ngày.
Dẫn chứng thêm, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nêu đối với giao dịch dân sự quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Bên cạnh đó, Điều 463 Bộ luật Dân sự cũng quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì phải trong thời hạn được phép khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu hết thời hạn đó thì sẽ mất quyền khởi kiện.
Về thời hiệu khởi kiện nếu có tranh chấp hợp đồng, tại Điều 429 Bộ luật này quy định là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu cần biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.Việc vay nợ theo quy định của Điều 463 Bộ luật Dân sự là thỏa thuận giữa các bên. Pháp luật hiệnkhông quy định cụ thể hình thức của việc vay nợ nên có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Song song đó, vì vay nợ là sự thỏa thuận của các bên nên việc vay nợ dù được thể hiện bằng hình thức nào thì cũng là một dạng của hợp đồng vay tài sản. Nên, vẫn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định.
Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về lãi suất vay có quy định: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Đồng thời, để có căn cứ khởi kiện tại Tòa án, khi nộp đơn khởi kiện người cho vay cần cung cấp cho Tòa án toàn bộ các giấy tờ hai bên đã thỏa thuận về việc vay mượn tiền và việc trả nợ gốc và lãi để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Dù thỏa thuận về lãi suất không phù hợp với quy định pháp luật, nhưng bên vay đã vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên. Vì vậy, bên cho vay vẫn có quyền khởi kiện ra Tòa án để đề nghị giải quyết, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn tiếp tục dẫn chứng.
Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay tại Điều 469,470 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:Hợp đồng vay không xác định thời hạn: Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm bên vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ. Hợp đồng vay có kỳ hạn: Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn, bbên cho vay có quyền yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hai trường hợp sau: Theo quy định tại Điều 428 BLBS 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng: Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ về lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận thì bên cho vay có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng vay mượn và yêu cầu bên vay thực hiện thanh toán nợ gốc và lãi kể từ thời điểm bên vay vi phạm nghĩa vụ.
Theo Điều 280 Bộ luật dân sự 2015 về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận; Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng tuy nhiên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn tiếp tục dẫn chứng.
Phân tích thêm để đòi được nợ không bị chây ì, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn đưa ra 4 lời khuyên: Người cho vay nên tìm gặp, nói chuyện để yêu cầu bên vay trả nợ đúng hạn hoặc “cơ cấu nợ”, thậm chí cho vay thêm nhưng yêu cầu có tài sản thế chấp; Nếu người vay có dấu hiệu trốn tránh, chủ nợ cần chuẩn bị hồ sơ tố cáo họ ra cơ quan điều tra về các hành vi như lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Việc kiện ra toà trong vụ án dân sự là phương án tiếp theo nên được áp dụng nếu người vay không có dấu hiệu phạm tội. Tòa án chắc chắn sẽ ban hành quyết định hoặc bản án buộc người vay trả cả tiền gốc và lãi. khi những cách trên không khả thi, các bên trong giao dịch vay nên ngồi lại với nhau để “khoanh nợ”. Bên cho vay có thể chốt số tiền cần được thanh toán và “chốt lại”, không lấy lãi nữa đồng thời cho người vay thêm thời gian để thu xếp. Khẳng định thêm, ranh giới giữa thu hồi nợ hợp pháp và không hợp pháp là rất mong manh. Chỉ cần một hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực”, làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là đã có dấu hiệu phạm tội hình sự.
Do vậy, mong rằng tham khảo cách thức đánh giá tín nhiệm của công dân. Nếu một công dân có vay nợ kéo dài quá thời hạn thì sẽ bị xếp tín nhiệm thấp, bị hạn chế trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội. Từ đó, sẽ buộc đương sự phải thu xếp để sớm trả nợ. Từ những thực tế đó, các nhà làm luật và nhà quản lý nên tính toán cơ chế, cách thức phù hợp để việc thu hồi nợ được thực hiện lành mạnh, đúng pháp luật, tránh gây ra hệ lụy xấu…
Văn Hải – Trần Danh