(TVPLO) – Có thể thấy, khi thế giới thay đổi, các kỹ năng cần thiết để thành công tại nơi làm việc cũng thay đổi, do đó việc nghĩ về các kỹ năng trong tương lai sẽ mang đến cho người học cơ hội tốt nhất để theo kịp tốc độ đáng kinh ngạc của công nghệ. Hiện nay, trường đại học trên cả nước ngày càng mở thêm nhiều ngành nghề, giúp người học có nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh việc lựa chọn ngành học dựa theo sở thích, đam mê cũng có không ít bạn trẻ chọn ngành học dựa theo mức lương. Gần đây, có nhiều người học chọn ngành Marketing là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở sau khi ra trường.
Ảnh minh hoạ
Thế nhưng, hiểu như thế nào, ra sao thì ít người định hướng đúng…Trong khi đó, ngành Marketing đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ theo học khối tự nhiên. Không ít người học thắc mắc về cơ hội việc làm của ngành này, liệu Marketing có phải là đi bán hàng không là điều mà ngừoi học thắc mắc nhiều nhất…
Chia sẻ với chúng tôi, TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) cho rằng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường lao động, thì ngành Marketing hiện có yêu cầu cao hơn về sự sáng tạo, đổi mới, phù hợp với những người có tham vọng phát triển, thể hiện bản thân. Đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, những công cụ hỗ trợ hiện đại càng làm cho ngành này phát triển mạnh mẽ và phổ biến hơn nữa, rất nhiều sinh viên đã chọn Marketing là ngành nghề phát triển cho sự nghiệp tương lai. Đồng thời, ngành Marketing là một lĩnh vực trong quản trị, kinh doanh, hướng đến khách hàng mục tiêu, nhằm thỏa mãn những kỳ vọng, mong muốn, yêu cầu của họ thông qua các phương pháp Marketing và xây dựng thương hiệu. Ngành Marketing với mục tiêu là trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu, mang lại giá trị cho khách hàng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
TS. Sơn nói đối với người học chọn học ngành Marketing, quan trọng nhất là phải liên tục nghiên cứu, đổi mới, đưa ra các kế hoạch, chiến lược nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số hoạt động trong ngành Marketing phải kể đến như quản lý thương hiệu, quảng cáo, truyền thông, PR, bán hàng, khuyến mãi,…Cụ thể, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các xu hướng thị trường, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của khách hàng, ngành Marketing liên tục trải qua nhiều sự phát triển mới. Trong đó, Marketing sau khi ra trường có thể theo đuổi một số lĩnh vực như: Content Marketing; Digital Marketing; Chuyên viên nghiên cứu thị trường; Sales; Video Editor; Event Planner; Brand Manager; Public Relations…
Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) cho thấy trong 8 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao thì ngành Marketing chiếm khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng, tương đương khoảng 30.000 lao động với mức lương khởi điểm khá cao so với các ngành học khác. Vì lẻ đó, theo học Marketing, người học còn được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
Phân tích thêm, TS. Hồ Minh Sơn chia sẻ để người học hiểu rõ về ngành Marketing có phải thực hiện công việc bán hàng không, trước tiên người học cần tìm hiểu Marketing là gì và nguồn gốc của ngành này. Điển hình, sau khi tốt nghiệp, người hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm; hoặc làm cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing, tổ chức sự kiện; nếu yêu thích công việc giảng dạy bạn cũng có thể tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt, cơ hội thăng tiến của nghề này là rất cao.
Qua đó, trong quá trình trao đổi, có hai mâu thuẫn chủ yếu, đó là mâu thuẫn giữa người bán với người mua và giữa người bán với nhau. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh bán hàng như cho khách hàng đổi trả, tôn trọng khách hàng, tìm hiểu ý muốn của khách hàng để đáp ứng, chính sách quà tặng theo dõi nhu cầu của họ.
Ông Sơn khuyến nghị khi thế giới thay đổi, các kỹ năng cần thiết để thành công tại nơi làm việc cũng thay đổi, do đó việc nghĩ về các kỹ năng trong tương lai sẽ mang đến cho con người cơ hội tốt nhất để theo kịp tốc độ đáng kinh ngạc của công nghệ. Tại thời điểm hiện nay, TS. Sơn cho rằng, Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra. Từ đó, quan niệm Marketing là hình ảnh người bán hàng tay xách những sản phẩm đi chào bán, quảng bá hình ảnh, tiếp thị sản phẩm không còn. Thay vào đó, Marketing bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Cùng với đó, là xây dựng và phát triển thương hiệu, làm cầu nối thắt chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng.
TS. Sơn nói nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành này thì hiện có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo tuyển sinh ngành Marketing. Ngoài việc trang bị những kiến thức tại cơ sở đào tạo, người học ngành Marketing sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hoặc tập đoàn đa quốc gia, nhãn hàng hay thương hiệu quốc tế. Điển hình, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quảng cáo, quan hệ công chúng, phát triển và quản trị thương hiệu; Cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược marketing, quản lý tổ chức kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ khách hàng; Giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing.
TS. Sơn khẳng định các tố chất cần có khi theo học ngành Marketing có thể kể đến như: Khả năng giao tiếp – đây là một trong những yếu tố sống còn của người làm Marketing. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thêm nhiều mối quan hệ, góp phần xây dựng thương hiệu cá nhân và tăng cơ hội phát triển trong tương lai…Ngoài ra, để trở thành một marketer giỏi, ngừoi học cần đến khả năng phân tích và tổng hợp số liệu, dữ liệu. Song song đó, người học cần phải làm những báo cáo nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu marketing để nắm được các yếu tố, hành vi của người tiêu dùng, cách chiến dịch marketing thành công. Mặt khác, còn nhiều tố chất khác có thể kể đến như khả năng ngoại ngữ, khả năng dẫn dắt câu chuyện, khả năng bán hàng, làm việc nhóm, nhiệt huyết năng động…
Vì lẻ đó, ngành Marketing là một ngành nghề không thể thiếu của tất cả các Doanh nghiệp quy mô từ nhỏ đến lớn. Bất kể lĩnh vực hoạt động kinh doanh gì cũng đều cần Marketing. Trong thời buổi công nghệ số ngày càng phát triển thì Marketing được tiếp cận và chú trọng hơn nữa. Đây là ngành nghề luôn được đánh giá cao, mở rộng nhiều cơ hội việc làm cho những học sinh, sinh viên, những người đang theo đuổi con đường về ngành nghề này.
Tin rằng, thông qua trao đổi với Viện trưởng Viện IMRIC bằng những phân tích ở trên, có lẽ “Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì?” đã phần nào giải đáp những băn khoăn của người học và không còn là một câu hỏi khó. Do vậy, người học khi theo đuổi ngành Marketing hứa hẹn sẽ trở thành một chuyên viên marketing thành công trong tương lai.
Trần Danh – Thanh Tuyền/CSPLO