(TVPLO) – Ngày 29/06/2024, một số doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE đã gửi thư đến Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE). Theo đó, yêu cầu tham vấn pháp lý liên quan đến hành vi bạo lực gia đình và thông tin thiết yếu cơ sở…
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau: Hành vi bạo lực gia đình: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;…Đồngthời, thông tin cơ sở là thông tin thiết yếu được truyền tải trực tiếp đến người dân thông qua các loại hình thông tin: đài truyền thanh cấp xã; bảng tin công cộng; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở; cổng hoặc trang thông tin điện tử; mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet; tin nhắn viễn thông.
Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình, người dân có thể báo tin cho ai, bằng hình thức nào?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 19, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022. Có quy định như sau:Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Cơ quan công an, đồn biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học; Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trong đó, báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 điều này thực hiện theo các hình thức sau đây: Gọi điện, nhắn tin; Gửi đơn, thư; Trực tiếp báo tin.
Quy định mới thì thông tin thiết yếu ở cơ sở gồm những nội dung gì?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 49/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin cơ sở, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Gồm một số nội dung cụ thể sau: Thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, những sự kiện quan trọng liên quan đến người dân ở địa phương.
Song song đó, những thông tin liên quan đến người dân ở địa phương: Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội ở địa phương; Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; Thông tin liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự ở địa phương; Thông tin về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn; hỏa hoạn; cấp cứu, dịch bệnh; thảm họa xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương; Thông tin về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực; Thông tin các biện pháp đấu tranh phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; Thông tin sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ở địa phương.
Trong đó, có những thông tin khác theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự,.. và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Hiện nay, đang dần trở thành như một sự việc, hiện tượng đáng quan tâm của toàn xã hội.
Dưới sự chủ trì của Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE, Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã thường xuyên phổ biến cho người dân, doanh nghiệp nắm rõ các quy định pháp luật cần biết và các điểm mới được cập nhật, bổ sung theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022. Từ đó, nhận diện được những hành vi bạo lực gia đình bị nghiêm cấm theo quy định; cách thức ngăn chặn và bảo vệ người bị bạo lực gia đình, đồng thời ý thức được hậu quả pháp lý mà người có hành vi bạo lực gia đình phải gánh chịu.
Thông qua công tác truyền thông tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình do Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm bằng thực tiễn các luật sư trực thuộc trung tâm tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho các doanh nhân tại các phiên toà đã truyền đạt những thông tin kiến thức pháp luật hữu ích cùng hình thức truyền tải đa dạng...Hy vọng thông qua Chương trình này, mỗi người sẽ biết cách tự bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh khỏi vấn nạn bạo lực gia đình.
Tin rằng, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng hình thức trực tiếp, trục tuyến, phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ trang bị và bổ sung những kiến thức cơ bản về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, các kỹ năng phát hiện và giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình. Từ đó lan tỏa, tuyên truyền cho người thân trong gia đình hoặc người dân địa phương các vấn đề liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần hạn chế tình trạng bạo lực gia đình…
Văn Minh – Tuấn Tú