(TVPLO) – Ngày 04/06/2024, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã nhận được thư của các doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE. Theo đó, nhờ tham vấn pháp lý liên quan đến Luật giao thông đường bộ và Luật Cư trú.
Ảnh minh hoạ
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau: Hết thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu. Đồng thời, nếu vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú hay khai báo tạm vắng thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú.
Người vi phạm bỏ xe, không nộp phạt, xử lý thế nào
Căn cứ Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định.
Căn cứ Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Căn cứ Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính – về việc xử lý phương tiện hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng: Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 2 lần.
Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất.
Hết thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Lâu lâu mới về quê, có bị xóa đăng ký thường trú không?
Hiện nay không còn sử dụng hộ khẩu, thay vào đó “Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú” (Luật Cư trú 2020).
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú, người thuộc một trong các trường hợp sau đây bị xóa đăng ký thường trú: Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; Ra nước ngoài để định cư; Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú trong trường hợp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định tại Điều 35 Luật Cư trú (Trường hợp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật này…); Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp theo quy định tại điểm h khoản này; Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp theo quy định tại điểm h khoản này; Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Do đó, quy định đã nêu rõ nếu vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú hay khai báo tạm vắng thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú hay còn gọi là xóa hộ khẩu (trừ những trường hợp khác nêu trên).
Nhằm giúp nâng cao nhận thức, tăng cường hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, để các doanh nghiệp và người dân hiểu về công tác xử lý vi phạm hành chính tại các địa phương những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính. Từ đó, góp phần phát huy vai trò và vị thế của Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng, Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã tích cực thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật mang tính chủ điểm bằng nhiều hình thức, trong đó trả lời thư, trực tiếp, trực tuyến. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi trên các trang tin, trang mạng xã hội như: www.huongnghiepthitruong.vn; www.chinhsachphapluat.vn; www.thamvanphapluat.vn; www.bestlife.net.vn và trên các ấn phẩm khoa học in như Thị trường&Truyền thông…
Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) là đơn vị được Viện IMRIC và Viện IRLIE giao thực hiện chức năng xã hội thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng, đồng thời tạo môi trường thực hành kỹ năng chuyên môn cho giảng viên, sinh viên, người dân và doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về pháp luật...
Với nguồn lực nhiều luật gia, luật sư, chuyên gia pháp lý có năng lực chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, đào tạo, cùng lực lượng cộng tác viên năng động, nhiệt huyết, trong thời gian qua, các chương trình do Trung tâm thực hiện luôn nhận được sự đánh giá cao và tích cực từ các cơ quan, đơn vị phối hợp bởi nội dung mang tính thời sự, thiết thực, gần gũi với đời sống xã hội, hình thức thực hiện chương trình đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng tuyên truyền. Ngoài ra, công tác tổ chức luôn được quan tâm đầu tư chỉn chu, chuyên nghiệp, từ đó thu hút được sự quan tâm theo dõi của những người tham gia.
Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú. Chính vì vậy, nội dung mà việc tuyên truyền mang đến là vô cùng thiết thực.
Với sự giải đáp cặn kẽ của các các chuyên gia đã đáp ứng kịp thời các vướng mắc của công dân về thủ tục đăng ký thường trú, thời hạn đăng ký tạm trú, điều kiện đăng ký thường trú, điều kiện đăng ký thường trú đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ…Hoạt động của Trung tâm được cấp ủy và chính quyền địa phương ghi nhận. Bên cạnh đó, chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng là diễn đàn để doanh nghiệp và người dân trao đổi, thảo luận những thông tin liên quan, những tình huống khó khăn, phức tạp và các vấn đề đặc thù của các địa phương đã và sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, qua đó, cùng nhau giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn.
Văn Hải – Tuấn Tú