Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Luật sư

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Mẹ nuôi chết không để lại di chúc, con nuôi có được chia tài sản – Chủ nợ qua đời, con ruột có đòi nợ thay?

Tháng Tám 12, 2024
trong Luật sư
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Mẹ nuôi chết không để lại di chúc, con nuôi có được chia tài sản – Chủ nợ qua đời, con ruột có đòi nợ thay?

(TVPLO) – Mới đây, một số doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE và một số người dân đã đến Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE). Theo đó, yêu cầu tham vấn pháp lý liên quan đến việc thừa kế tài sản, chủ nợ qua đời, con ruột có đòi được nợ hay không…!?

Dưới góc độ pháp lý, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) trực tiếp tham vấn pháp lý cụ thể sau: Con nuôi hợp pháp sẽ được chia tài sản giống như những người cùng hàng thừa kế với mình nếu người chết không để lại di chúc. Đồng thời, cha cho vay nợ đã qua đời, con ruột có thể đòi nợ thay vì thuộc đồng thừa kế hàng thừa kế thứ nhất có quyền yêu cầu bên vay trả tiền. 

Mẹ nuôi chết không để lại di chúc, con nuôi có được chia tài sản

Con nuôi có được thừa kế tài sản như con ruột không? – Ảnh minh họa

Căn cứ theo theo Luật Hôn nhân gia đình năm 1959, như quý doanh nghiệp trình bày có nghĩa đã được nhận làm con nuôi và đúng với quy định tại Thông tư số 81/TANDTC của TAND Tối cao. Qua đó, quy định “Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được UBND cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Trường hợp mẹ nuôi chết không để lại di chúc nên di sản của mẹ sẽ chia theo pháp luật.

Căn cứ tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Với quy định trên, con nuôi hợp pháp có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, con nuôi là hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được thừa kế như nhau với những người cùng hàng thừa kế với mình nếu người mất không lập di chúc.

Chủ nợ qua đời, con ruột có đòi nợ thay hay không?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; khi đến hạn, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Căn cứ tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Cùng với đó, quyền đòi nợ cũng là một loại tài sản (quyền tài sản) và người cho vay có quyền để thừa kế quyền đòi nợ của mình.

Vì vậy, trong trường hợp cha cho vay nợ đã qua đời, con ruột là đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền yêu cầu bên vay phải trả tiền. Nếu bên vay cố tình không trả thì các đồng thừa kế có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết và buộc bên vay phải trả tiền cho gia đình bạn.

Mặc dù vậy, căn cứ theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất, cụ thể như sau: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực; Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Song song đó, pháp luật Việt Nam cho phép lãi suất tối đa là 20%/năm (tương đương 1,67%/tháng) của khoản tiền vay. Phần lãi suất vượt quá 20%/năm tính trên các khoản vay giữa bên vay và bên cho vay là vi phạm pháp luật. Do vậy, khi khởi kiện thì phần vượt quá này có thể không được Tòa án xem xét. Riêng bên vay có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu phần vượt quá đó vô hiệu và yêu cầu phần đã trả lãi vượt quá quy định đó trừ vào tiền gốc, nếu vẫn còn dư ra thì bên vay có quyền yêu cầu bên cho vay trả lại phần vượt quá quy định cho bên vay.

Có thể thấy, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, hội thoại khoa học hoặc khi các doanh nghiệp, người dân cần tham vấn pháp lý, ngoài việc giải đáp các vấn đề mà doanh nghiệp, người dân cần. Trung tâm TTLCC còn phổ biến, tuyên truyền Luật Đất đai năm 2024 với những nội dung, điểm mới quan trọng của Luật. Trong đó, làm nổi bật quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khi sửa đổi Luật Đất đai. Một số nội dung của Luật Đất đai năm 2024 được đề cập đến, trong đó có các quy định mới về việc bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư; quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất là cá nhân; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quy định về thừa kế với tài sản là đất đai; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai… 

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) còn truyền đạt một số nội dung đáng chú ý trong Luật Trợ giúp pháp lý như: người thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí; quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; quy định về trợ giúp pháp lý trong thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Mặt khác, trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân, doanh nghiệp về một số nội dung: phân chia tài sản thừa kế là đất đai và tài sản trên đất khi không có di chúc; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất…   

Tin rằng, thông qua việc tham vấn pháp lý bằng nhiều hình thức như trực tiếp, trực tuyến và trên các trang tin điện tử, mạng xã hội trực thuộc hứa hẹn sẽ góp phần tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân, doanh nghiệp không chỉ hiểu về việc mình cần mà còn thấu hiểu thêm về Luật Đất đai năm 2024. Từ đó, áp dụng vào thực tiễn công việc và cuộc sống; hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, góp phần giữ vững ANCT-TTATXH...

 Văn Hải – Tuấn Tú

 

Tags: featured

Bài viết liên quan

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Vợ nợ nần bỏ trốn khỏi địa phương, chồng có quyền bán nhà đất chung không – Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, chế tài xử lý ra sao?
Luật sư

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Vợ nợ nần bỏ trốn khỏi địa phương, chồng có quyền bán nhà đất chung không – Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, chế tài xử lý ra sao?

Tháng Năm 22, 2025
Một luật sư bị xóa tên vì nhận hơn 2 tỉ đồng, cam kết hủy một bản án phúc thẩm
Luật sư

Một luật sư bị xóa tên vì nhận hơn 2 tỉ đồng, cam kết hủy một bản án phúc thẩm

Tháng Năm 20, 2025
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Tình huống pháp lý khi xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho, ly hôn – Hàng xóm xây tường lấn đất, gia chủ có quyền tự tháo dỡ không?
Luật sư

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Tình huống pháp lý khi xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho, ly hôn – Hàng xóm xây tường lấn đất, gia chủ có quyền tự tháo dỡ không?

Tháng Năm 17, 2025
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Trước năm 1993, đất khai hoang nay bị kiện vì người khác có sổ đỏ – Năm 2025, xây nhà trên đất nông nghiệp phải tháo dỡ làm sao?
Luật sư

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Trước năm 1993, đất khai hoang nay bị kiện vì người khác có sổ đỏ – Năm 2025, xây nhà trên đất nông nghiệp phải tháo dỡ làm sao?

Tháng Năm 13, 2025
Bài sau
Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như: Những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong những trường hợp “HÙN mà không HẠP”

Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như: Những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong những trường hợp “HÙN mà không HẠP”

Recommended

Sự tham dự của điều tra viên tại phiên tòa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Sự tham dự của điều tra viên tại phiên tòa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

1 năm trước
Nhiều doanh nghiệp đến từ 13 quốc gia, vùng lãnh thổ tham quan Hội chợ quốc tế đồ gỗ tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp đến từ 13 quốc gia, vùng lãnh thổ tham quan Hội chợ quốc tế đồ gỗ tại Việt Nam

9 tháng trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Luật gia Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn