(TVPLO) – Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) vừa nhận được thư của doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE. Theo đó, yêu cầu tham vấn pháp lý liên quan đến Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam…
Phân tích yếu tố pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau: Trường hợp không biết chữ vẫn được thi bằng lái chỉ áp dụng cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt. Trong bối cảnh giao thông ngày càng phức tạp, việc tuân thủ các quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Không biết chữ thi GPLX được không?
Ảnh minh hoạ
Pháp luật quy định chỉ đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, không biết viết tiếng Việt mới có thể được thi bằng lái xe. Đối với các trường hợp không phải đồng bào dân tộc thiểu số mà không biết chữ sẽ không được thi GPLX.
Về trường hợp người dân tộc thiểu số muốn thi GPLX: Hiện nay mới có quy định về việc cấp bằng lái xe cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt được quy định tại Điều 43, 44 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Theo đó, việc đào tạo lái xe và sát hạch lái xe đối với người dân tộc thiểu số được quy định cụ thể như sau:
Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt: Hình thức đào tạo: người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện theo chương trình đào tạo lái xe quy định tại Điều 12 và Mục A, Mục B Phụ lục số 31 ban hành kèm theo Thông tư này. Lớp học cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải giảng dạy riêng và có người phiên dịch; Phương pháp đào tạo: bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi – đáp và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.
Do vậy, trường hợp không biết chữ vẫn được thi bằng lái chỉ áp dụng cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt. Đối với các trường hợp không phải đồng bào dân tộc thiểu số mà không biết chữ thì sẽ không được áp dụng quy định trên.
Bỏ luôn xe khi vi phạm nồng độ cồn, sẽ bị phạt thế nào?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo luật giao thông đường bộ tại Việt Nam, hành vi lái xe trong tình trạng say xỉn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với bản thân người lái mà còn đối với những người xung quanh.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, việc lái xe khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá mức cho phép có thể bị phạt nặng. Theo đó, những cá nhân, tổ chức điều khiển phương tiện mà vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm có thể sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Trong đó, việc bỏ phương tiện lại, trốn tránh ký vào biên bản xử phạt thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực và cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trường hợp bên vi phạm cố tình không ký thì vẫn có giá trị nếu được làm chứng của chính quyền địa phương hay nhân chứng tại thời điểm đó. Trường hợp không có chữ ký của những người này, biên bản vẫn được lập và ghi rõ lý do.
Bên cạnh đó, nếu phương tiện bị coi là vật chứng trong vụ án hoặc vướng vào các tình huống pháp lý phức tạp hơn, xe có thể bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra. Việc cố ý bỏ trốn sau khi vi phạm không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và danh tiếng cá nhân của người vi phạm trong cộng đồng.
Vì vậy, thay vì tìm cách né tránh trách nhiệm, người điều khiển phương tiện nên tuân thủ nghiêm túc các quy định về giao thông. Nếu đã uống rượu bia, hãy tìm đến các phương tiện công cộng như taxi, xe buýt hoặc nhờ người thân hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Cần ý thức rằng việc tuân thủ luật lệ giao thông không chỉ là trách nhiệm với pháp luật mà còn là góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh và an toàn.
Việc bỏ lại phương tiện khi vi phạm nồng độ cồn không phải là cách trốn tránh phù hợp và có thể kéo theo những hậu quả nghiêm trọng hơn. Hãy luôn là người tham gia giao thông có trách nhiệm và ý thức vì một môi trường giao thông an toàn cho tất cả mọi người.
Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) bên cạnh công tác chuyên môn, nghiệp vụ vẫn luôn xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Bởi, trong rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội – vấn đề an toàn giao thông là vấn đề được nhân dân quan tâm đặc biệt. Đây cũng là vấn đề hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của người tham gia giao thông.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật và tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật trong ngườidân và doanh nghiệp nhằm góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật để lan toả tuyên truyền cho người thân của mình, giữ nghiêm kỷ cương của pháp luật và kéo giảm các vụ tai nạn giao thông...
Trung tâm TTLCC thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nhằm tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong người dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò tuyên truyền ở mỗi gia đình tự nguyện tham gia bảo đảm an toàn giao thông; nhân rộng và lan tỏa văn hóa giao thông tới bạn bè, người thân và cộng đồng, góp phần đẩy lùi tai nạn giao thông...
Thời gian tới, Viện IMRIC tiếp tục phối hợp với Viện IRLIE giao các Trung tâm trực thuộc tiếp tục chương trình PBGDPL trong đó tăng cường, hướng dẫn tại các địa phương thông qua việc tổ chức toạ đàm khoa học, hội thoại pháp luật để đẩy mạnh thực hiện PBGDPL về ATGT, đặc biệt là vào các dịp ngày lễ, trước, trong và sau tết Nguyên đán; tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT như: thông qua hệ thống các trang tin điện tử, trang mạng xã hội trực thuộc; đặc san in; thông qua sinh hoạt Ngày pháp luật; tham gia hưởng ứng cuộc thi pháp luật về an toàn giao thông; chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn pháp luật về ATGT cho công chức, viên chức, người lao động của ngành và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại một số địa phương…
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm chuẩn bị kỷ nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT phải bao gồm đầy đủ các thông tin pháp luật về ATGT (bao gồm cả kiến thức pháp luật cơ bản về các văn bản pháp luật thực định); các thông tin về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATGT; thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (quyền, nghĩa vụ pháp luật, các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp)…Trong đó, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cần lựa chọn phương pháp tiếp cận nội dung pháp luật về ATGT cho từng đối tượng một cách phù hợp, giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn, biện chứng về quá trình hoàn thiện pháp luật về an toàn giao thông và từng bước ứng dụng vào cuộc sống.
Văn Hải – Tuấn Tú (Tư vấn viên pháp luật Trung tâm TTLCC)