(TVPLO) – Mới đây, có một số doanh nghiệp và người lao động đã gửi thư đến Viện Nghiê cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) nhờ tư vấn liên quan đến ngừoi lao động và xử dụng lao động. Theo đó, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp như sau:
Cụ thể, cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH bắt buộc, nếu con ốm đau thì cả hai đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm. Đồng thời, người lao động thôi việc mà chưa hết ngày nghỉ phép năm thì được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Con ốm, cha và mẹ có được nghỉ chăm con hay không?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật BHXH quy định người tham gia BHXH bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới bảy tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ khi con ốm đau.
Theo điều 27 Luật BHXH năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con, được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
Qua đó, ở trường hợp này, cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định trên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo Điều 5 Thông tư số 59/2015 của Bộ LĐ-TB&XH quy định trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau.
Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại Điều 27 Luật BHXH. Do. đó, trường hợp cả hai vợ chồng bạn cùng tham gia BHXH, khi có con dưới bảy tuổi ốm, cả hai vợ chồng đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau.
Người lao động có được hoàn tiền khi thôi việc khi chưa nghỉ hết phép năm?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm như sau: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn được công ty cho thôi việc khi chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo quy định nên bạn có quyền đề nghị công ty thanh toán tiền lương tương ứng với những ngày phép năm bạn chưa nghỉ.
Thực hiện nghiêm theo Quyết định số 1400/QĐ – TTg ngày 17/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023-2030”. Vì vậy, Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE đã giao Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thực hiện theo mô hình hoạt động mới nhằm tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên công đoàn và người lao động.
Cùng với đó, đến năm 2024, Trung tâm sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ và cộng tác viên chuyên nghiệp, đủ về số lượng, chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật lao động, công đoàn. Phấn đấu đến năm 2025, tham vấn pháp lý, giải đáp thắc mắc hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tư vấn và tranh tụng; đến năm 2025, ít nhất từ 80% trở lên người lao động và doanh nghiệp hiểu, lan toả hiểu về công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý khi có nhu cầu.
Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC sẵn sàng làm nhịp cầu nối hỗ trợ về thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; chính sách an sinh xã hội; an ninh trật tự, an toàn xã hội cho người lao động, doanh nghiệp gửi tới các cơ quan, ban ngành ở các địa phương. Từ đó, tạo diễn đàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để lãnh đạo tỉnh và đội ngũ doanh nghiệp, người lao động trao đổi về những kiến nghị, đề xuất, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, doanh nghiệp… để có những quyết sách, điều chỉnh phù hợp trong tình hình mới.
Tin rằng, thông qua việc tư vấn, hỗ trợ, giải đáp thư của doanh nghiệp để từ đó chủ động, sáng tạo, hiệu quả thiết thực trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được lan toả góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động, doanh nghiệp và nhân dân.
Văn Hải – Hữu Phi (CTV TVVPL thuộc Trung tâm TTLCC)