(TVPLO) – Vừa qua, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) tổ chức buổi tham vấn pháp lý bằng hình thức trực tuyến cho các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE và Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông và Chính sách Pháp luật (Viện IRLIE) liên quan đến Luật Đất đai 2024 vfa hướng dẫn những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình hoạt động phải thượng tôn pháp luật.
Tham vấn pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cụ thể sau: Luật Đất đai 2024 thì không còn cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, vậy sổ đỏ gia đình đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì còn giá trị không?’. Bên cạnh đó, khi nhờ người khác đứng tên quyền sở hữu tài sản (ví dụ như một căn nhà), nhiều người không lường trước được những rủi ro pháp lý phức tạp có thể xảy ra.
Sổ đỏ hộ gia đình hiện nay còn giá trị không
Căn cứ theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành.
Căn cứ theo Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định về người sử dụng đất thì hộ gia đình không còn là đối tượng được sử dụng đất. Do đó, sổ đỏ sẽ không còn được cấp cho hộ gia đình nữa.
Về giá trị sổ đỏ hộ gia đình cấp trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực (trước ngày 1/8/2024), theo khoản 6 Công văn 1277/CĐKDLTTĐĐ-ĐKĐĐ năm 2024 của Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai có hướng dẫn như sau: Trường hợp sổ đỏ đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành (ngày 1/8/2024) thì được tham gia quan hệ pháp luật về đất đai với tư cách nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 259 Luật Đất đai 2024; Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất do các thành viên hộ gia đình này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
Trong đó, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục không quy định nộp giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về số thành viên của hộ gia đình (nhân khẩu) tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Tại Điều 259, xử lý quyền sử dụng đất của hộ gia đình có trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành:Hộ gia đình sử dụng đất được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tham gia quan hệ pháp luật về đất đai với tư cách nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này; Hộ gia đình sử dụng đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Khi người được nhờ đứng tên quyền sở hữu tài sản đột ngột qua đời, làm sao?
Khi nhờ người khác đứng tên ngôi nhà, nhiều người không lường trước được những rủi ro pháp lý phức tạp có thể xảy ra, đặc biệt là khi người đứng tên không may qua đời.
Vậy phải làm thế nào để lấy lại nhà một cách hợp pháp trong trường hợp này?
Đầu tiên, khi nhờ người khác đứng tên bất kỳ tài sản, điều quan trọng là phải hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan. Tại Việt Nam, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu là yếu tố quyết định. Nếu bạn không có tài liệu nào chứng minh rằng bạn là chủ sở hữu thực sự của căn nhà đó, việc giành lại quyền sở hữu có thể gặp nhiều khó khăn.
Để chuẩn bị cho quá trình pháp lý này, bạn cần thu thập tất cả các tài liệu liên quan hỗ trợ cho việc khẳng định quyền sở hữu của bạn đối với ngôi nhà. Các giấy tờ quan trọng có thể bao gồm hợp đồng mua bán, giấy tờ thanh toán, biên lai chuyển tiền, bất kỳ tài liệu nào thể hiện sự thỏa thuận giữa bạn và người được nhờ đứng tên trước đây.
Một trong những bước đầu tiên quan trọng nhất là tìm đến một luật sư có kinh nghiệm về thừa kế và tranh chấp tài sản. Họ sẽ giúp bạn tìm hiểu các lựa chọn pháp lý khả thi và đưa ra lời khuyên chính xác nhất trong tình huống của bạn. Một luật sư giỏi sẽ giúp xác định những bước cần làm tiếp theo và hỗ trợ bạn trong từng giai đoạn giải quyết vấn đề.
Nếu có khả năng, nên tìm cách đàm phán với gia đình hoặc người thừa kế hợp pháp của người khuất. Mặc dù đây là một tình huống nhạy cảm, tuy nhiên đôi khi giải pháp hòa giải và thuyết phục có thể mang lại kết quả khả quan mà không cần phải đưa ra tòa.
Trong trường hợp đàm phán không đạt kết quả, phương án cuối cùng có thể là khởi kiện ra tòa án. Quy trình này có thể mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng đó có thể là cách duy nhất để giành lại quyền sở hữu nhà. Tại phiên tòa, bạn cần cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh rằng mình là chủ thực sự của tài sản.
Trong khi đó, tốt nhất, mọi thỏa thuận cần được ghi chép rõ ràng bằng văn bản để tránh tranh chấp sau này. Trước khi nhờ ai đứng tên tài sản, hãy tìm hiểu kỹ về các rủi ro pháp lý và tham khảo ý kiến của chuyên gia. Tránh cung cấp thông tin nhạy cảm cho những người không đáng tin cậy.
Việc nhờ người đứng tên tài sản luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt khi người đó qua đời đột ngột. Bằng cách nắm vững thông tin và chuẩn bị kỹ càng từ trước, bạn có thể đảm bảo quyền lợi của mình một cách hợp pháp và hiệu quả.
Thực hiện nhiệm vụ do Viện IMRIC và Viện IRLIE giao, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn có thu phí và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân theo quy định của pháp luật; Kết nối với các cơ quan, tổ chức hữu quan nhằm phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật cho cộng đồng; Tạo môi trường thực tế để trau dồi kỹ năng thực hành pháp luật cho giảng viên và sinh viên ở các nhà trường. Hình thức tư vấn của trung tâm đa dạng từ trực tiếp đến điện thoại, mạng xã hội, trang thông tin điện tử, tư vấn lưu động, toạ đàm khoa học…Nội dung tư vấn pháp luật thuộc các lĩnh vực như công đoàn, lao động, hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình.
Hình thức tư vấn pháp luật nêu trên, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các nhà trường có thể kết nối với các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật của Trung tâm một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Hiện nay, các hình thức tư vấn pháp luật bằng nhiều hình thức đang khá phổ biến trên không gian mạng xã hội, trong đó Trung tâm từ lâu đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, Zalo, Viber, Skype, WhatSapp, Facebook, Mesenger,…Từ đó, đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, nhất là cộng đồng doanh nghiệp đang làm ăn, học tập và sinh sống ở nước ngoài…
Viện IMRIC và Viện IRLIE mong muốn thông qua các dịch vụ tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm, người dân và doanh nghiệp được trải nghiệm dịch vụ tận tâm, nhiệt tình và được cung cấp đầy đủ các nội dung pháp lý mà họ đang vướng phải như được tư vấn trực tiếp tại văn phòng…
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) là nơi có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu trong lĩnh vực pháp luật, là những người từng công tác tại các cơ quan tư pháp...Tin rằng, việc thường xuyên mở rộng hoạt động tư vấn pháp luật là vô cùng cần thiết, giúp giảm tải các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương trên cả nước và quốc tế…
Ngọc Thạnh – Vĩnh Chung (TTVPL Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm)