(TVPLO) – Nghiêm túc thực hiện công tác truyền thông lần thứ 12 Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, nhằm lan toả tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012. Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) giao đơn vị trực thuộc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm tổ chức toạ đàm khoa học, hội thoại pháp lý, tham vấn pháp lý bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các tổ chức xã hội…
Theo đó, sáng ngày 05/11/2024, tại 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã tổ chức gặp gỡ và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho một số người dân và các nhà báo, phóng viên thuộc Câu lạc bộ báo chí truyền thông – Chính sách pháp luật (thuộc Viện IRLIE) và các doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE (thuộc Viện IMRIC và Viện IRLIE). Tại đây, các doanh nghiệp và người dân đã đưa ra hai câu hỏi liên quan đến việc luật sư xúc phạm những người tiến hành tố tụng có bị xử phạt – Thẩm phán mời đương sự tới tòa nhận lịch xử “hợp lệ” được không…
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp và nêu câu hỏi giả định như sau: Liên quan đến hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư, so với Nghị định 82/2020, nghị định mới bổ sung quy định phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đồng thời, việc tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử trong vụ án dân sự được thực hiện thế nào, việc gọi đương sự tới tòa để gửi lịch xét xử liệu có đúng luật?
Luật sư xúc phạm những người tiến hành tố tụng có bị xử phạt hay không?
Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2024 sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2020 về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.\
Do đó, luật sư trong quá trình hành nghề nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký tòa án…sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng. Đây cũng là nội dung đã được quy định tại điều 15 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 xử phạt VPHC đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Căn cứ vào Nghị định 117, trường hợp luật sư thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên đối với người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của tòa án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 điều 15 và khoản 3 điều 21 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15.
Thẩm phán mời đương sự tới tòa nhận lịch xử “hợp lệ” được không?
Ảnh minh hoạ
Có thể thấy, việc tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử giữ vai trò rất quan trọng bởi đó thông tin cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác.
Điển hình, TAND tỉnh Gia Lai mới đây đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Võ Đình Sớm, cựu thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai về tội nhận hối lộ. Theo nội dung vụ án, trước khi bị bắt quả tang nhận hối lộ 500 triệu đồng của đương sự tại phòng làm việc, ông Võ Đình Sớm là thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai được phân công giải quyết vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông PAT và bị đơn là Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ.
Căn cứ theo BLTTDS thì quyết định đưa vụ án ra xét xử là văn bản tố tụng quan trọng, thể hiện chi tiết về việc xét xử vụ án; phải được tống đạt cho đương sự trong vụ án.
Tại Khoản 2 Điều 220 BLTTDS quy định, quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và VKS cùng cấp trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Tại Khoản 2 Điều 290 BLTTDS quy định, quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho đương sự, VKS cùng cấp trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Căn cứ vào Điều 173 BLTTDS – về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định…Theo đó, cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền. Thực hiện bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác. Niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Qua đó, văn bản tố tụng được cấp, tống đạt, thông báo đến địa chỉ mà các đương sự đã gửi cho tòa án theo phương thức đương sự yêu cầu hoặc tới địa chỉ mà các đương sự đã thỏa thuận và đề nghị tòa án liên hệ theo địa chỉ đó.
Cùng với đó, trong trường hợp, người được tống đạt cá nhân thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho họ. Đương sự phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
Mặt khác, trong trường hợp cá nhân đã chuyển đến nơi cư trú mới và đã thông báo cho tòa án thì phải tống đạt theo địa chỉ nơi cư trú mới của họ. Nếu họ không thông báo cho tòa án biết thì tòa án thực hiện thủ tục niêm yết công khai và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, nếu cá nhân từ chối nhận văn bản tố tụng, thì tòa án phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc công an.
Song song đó, nếu cá nhân vắng mặt thì tòa án phải lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn để ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao cho cá nhân đó.
Song song đó, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong đó có quyết định đưa vụ án ra xét xử giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hiện nay. Do vậy, cơ quan tiến hành tố tụng báo cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác biết những thông tin cần thiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Việc tống đạt văn bản tố tụng góp phần đảm bảo các hoạt động tố tụng được đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ.
Pháp luật không cấm việc người có thẩm quyền được giao giải quyết vụ án mời đương sự vào phòng làm việc để thông báo, tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bởi, đây là sự thỏa thuận giữa đương sự và tòa, chỉ cần việc này không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người được tống đạt văn bản tố tụng.
Từ thực tiễn, rất nhiều đương sự nhận văn bản tại phòng làm việc của thẩm phán thụ lý vụ án hoặc cán bộ tòa án. Điều này, tiện cho đôi bên mà cũng không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cũng không trái quy định pháp luật.
Thiết thực tổ chức thường xuyên công tác tham vấn pháp lý cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam…Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE giao 02 Trung tâm trực thuộc: Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) thực hiện chương trình cần chú trọng lồng ghép, gắn với quán triệt, phổ biến, truyền thông sâu rộng các nội dung cốt lõi thể hiện tinh thần, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và thi hành pháp luật.
Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024. Thông qua các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam để nâng cao nhận thức, ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, bảo đảm việc tổ chức Ngày Pháp luật thiết thực, gắn với hoạt động cụ thể trong xây dựng, tổ chức thi hành và bảo vệ pháp luật theo định hướng lấy người dân làm trung tâm, hướng về cơ sở.
Theo đó, thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật Việt Nam) đã được các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương và đông đảo Nhân dân hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc, tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, góp phần khơi dậy ý thức công dân, xây dựng lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật trong xã hội, văn hóa pháp lý cho mỗi cá nhân trong cộng đồng. Năm 2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Bộ Tư pháp đã ban hành kịp thời các văn bản, kế hoạch triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam.
Như vậy, Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) đã phối hợp với các địa phương tổ chức thành công chuỗi chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó phát huy vai trò của hai Viện và hai Trung tâm trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp lý cho cộng đồng.
Chương trình tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật liên quan mật thiết đến người dân,doanh nghiệp phát huy tinh thần của nhân dân tuân thủ nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật, góp phần vào công tác phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh, trật tự ở các địa phương. Ngoài ra, Trung tâm còn tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân trong khuôn khổ chương trình.
Có thể khẳng định, các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật do Trung tâm thực hiện luôn bởi các luật gia, đội ngũ luật sư, các tư vấn viên pháp luật có kinh nghiệm thực tiễn tham gia các phiên toà, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân và kết hợp thực tiễn với nhiều hình thức đa dạng nội dung của các vụ án; trình tự, thủ tục, chủ yếu tập trung vào phần tranh luận giữa Luật sư bào chữa tại các Hội đồng xét xử...
Tin rằng, với nội dung tuyên truyền thiết thực và hình thức đa dạng, sinh động, chuỗi chương trình do Trung tâm tổ chức đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng từ phía người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các em học sinh tham gia, đồng thời nhận được sự đánh giá cao từ các địa phương phối hợp. Đây là nguồn động lực để Trung tâm Tư vấn pháp luật tiếp tục tổ chức các chương trình ý nghĩa hơn trong tương lai…
Văn Hải – Tuấn Tú (Tư vấn viên pháp luật Trung tâm TTLCC)