(TVPLO) – Sáng ngày 26/03/2025, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) tổi chức buổi toạ đàm và giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) cùng thực hiện liên quan đến Luật Cư trú; Luật Quốc tịch và Luật Đất đai 2024cho cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE…
Tại buổi toạ đàm, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và nêu hai câu hỏi như sau: Câu hỏi thứ nhất: Tôi làm ăn, sinh sống ở nước ngoài hơn 30 năm, giờ tôi muốn về Việt Nam nghỉ hưu và sinh sống, lập doanh nghiệp làm ăn lâu dài thì cần làm những thủ tục nào và liên hệ ở đâu?. Câu hỏi thứ hai: Khi hộ gia đình chỉ có duy nhất một thửa đất thì chia đất cho các con khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình được thực hiện như thế nào?
Dưới góc độ pháp lý, các luật sư Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã phúc đáp cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất: Kiều bào về Việt Nam sinh sống lâu dài cần thủ tục gì?
Kiều bào về Việt Nam sinh sống lâu dài sẽ làm các thủ tục theo Luật Cư trú, Luật Quốc tịch hiện hành.Việc trở về Việt Nam nghỉ hưu và sinh sống lâu dài sẽ phụ thuộc vào tình trạng quốc tịch hiện tại của quý doanh nghiệp.
Trong trường hợp quý doanh nghiệp vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, có thể sử dụng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh mà không cần thị thực (visa). Sau khi về nước, căn cứ quy định tại Điều 21 và Điều 22 Luật Cư trú 2020, quý doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký thường trú tại cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn nơi bạn dự định sinh sống.
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch, trong trường hợp quý doanh nghiệp đã thôi quốc tịch Việt Nam và hiện mang quốc tịch nước ngoài, bạn cần xin thị thực (visa) hoặc thẻ tạm trú/thường trú để có thể lưu trú hợp pháp tại Việt Nam. Đồng thời, nếu mong muốn định cư lâu dài, mua nhà hoặc đầu tư tại Việt Nam, bạn có thể xem xét thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Việc này thường đi kèm với thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài, tùy thuộc vào quy định của quốc gia mà bạn đang mang quốc tịch.
Điển hình, quý doanh nghiệp có thể liên hệ: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán) nếu bạn muốn làm thủ tục trước khi về nước; Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ nếu bạn đã về Việt Nam và cần làm thủ tục cư trú, nhập tịch.
Cùng với đó, nếu quý doanh nghiệp cần hỗ trợ pháp lý chi tiết, thì có thể đến Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) chúng. Tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cụ thể…
Trường hợp thứ hai: Chia đất cho các con khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình thế nào?
Khi con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ có hai điều kiện như sau:
Thứ nhất, nếu đủ điều kiện tách thửa.
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024, trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong gia đình, nếu từng thành viên muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải: Thực hiện thủ tục tách thửa; Đăng ký biến động; Làm thủ tục cấp Sổ đỏ.
Như vậy, tất những thành viên của hộ gia đình sẽ được thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Thế nhưng, nếu ngược lại, nếu quyền sử dụng đất không thể phân chia theo phần thì các thành viên trong gia đình cùng thực hiện/ủy quyền cho người đại diện thực hiện quyền, nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Thứ hai, không đủ điều kiện tách thửa.
Trong trường hợp không đủ điều kiện tách thửa thì không được phép tách thửa để chia cho con; trường hợp này chỉ được chuyển quyền sử dụng đất cho con bằng hình thức tặng cho toàn bộ thửa đất. Vì vậy, thửa đất đứng tên hộ gia đình mà có diện tích rộng (đủ điều kiện tách thửa) và có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ thì người con có quyền yêu cầu tách thửa và đứng tên với phần diện tích được tách.
Khi con không có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ
Quy định khi không có chung quyền sử dụng đất thì không có quyền, nghĩa vụ đối với thửa đất. Tức là đây là thửa đất của cha mẹ. Khi đó, cha mẹ có toàn quyền trong việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng đất thông qua các hình thức như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho,…mà không phụ thuộc vào ý chí của con.
Trưởng VPGD tại Phú Quốc Phạm Vũ Thiên Thi – Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm