(TVPLO) – Ngày 06/12/2024, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tổ chức giải đáp pháp lý của các doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE và các nhà báo, phóng viên thuộc Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông và Chính sách pháp luật bằng hình thức trực tuyến…
Phân tích yếu tố pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã thông tin đến doanh nghiệp cụ thể sau: Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội là một trong những tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, việc nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cùng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ phải tuân thủ các quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Cùng đó, doanh nghiệp chậm nộp BHXH sẽ bị phạt chậm nộp và tính lãi chậm nộp theo quy định của pháp luật. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, trong đó quy định thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý hình sự
Ảnh minh hoạ
Căn cứ tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tại khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động: “Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Việc công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động là vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động có thể xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động” theo Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể: Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Trong đó, khung hình phạt cao nhất đối với tội “Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động” là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) pháp nhân thương mại phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng lên đến mức cao nhất là 3 tỷ đồng. Trong trường hợp lấy lý do kinh doanh khó khăn, 11 tháng nay công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, công ty sẽ bị xử lý hình sự khi xác định có sự gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định và thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 216 Bộ luật Hình sự.
Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm được pháp luật quy định như thế nào?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo quy định tại Điều 30, Luật Kinh doanh bảo hiểm như sau: Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; Trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng chứng minh được rằng không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 điều này được tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó;Trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
Có thể thấy, tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về pháp lý, rủi ro về tài chính…Theo đó, nhu cầu tìm kiếm các luật sư, chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về luật pháp để cùng đồng hành và hỗ trợ Doanh nghiệp kiểm soát rủi ro trong mọi hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên cấp thiết.
Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp. Viện IMRIC thường xuyên phối hợp với Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thường xuyên tổ chức toạ đàm khoa học, hỗ trợ và tham vấn pháp lý thường xuyên. Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) là nơi hoạt động của đội ngũ luật gia, luật sư, tư vấn pháp luật kịp thời, toàn diện pháp lý tư vấn tất cả các lĩnh vực về luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật đất đai, Tư vấn thuế, kế toán, sở hữu trí tuệ, bảo hiểm xã hội, kinh doanh thương mại, bất động sản…
Không chỉ đơn thuần là một Trung tâm tư vấn pháp luật, Trung tâm TTLCC say mê và tự hào về những điều đã và đang làm, những người cùng cộng tác, và những gì đang theo đuổi. Với đội ngũ đông đảo các tư vấn viên, cộng tác viên, chuyên gia pháp lý…Đặc biệt Viện IMRIC và Viện IRLIE có những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giảng viên có trình độ chuyên môn cao ở tất cả các chuyên ngành…Cùng với đó, sẽ mang đến cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các nhà báo, các doanh nghiệp truyền thông về các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp.
Từ đó, Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm luôn thấu hiểu sâu sắc những suy nghĩ của doanh nghiệp và người dân, tư vấn thẳng vào những gì cần được hỏi và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất, đáp ứng nhu cầu thương mại và chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp, tuân thủ quy định của pháp luật mà vẫn phù hợp với thực tiễn, văn hóa Việt Nam. Tin rằng, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm đã xây dựng uy tín bằng sự tin tưởng của doanhnghiệp, người dân và sự thiện chí của mình. Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu mong muốn trong phạm vi pháp luật cho phép...
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)