Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn: Pháp lý về tài sản số – Bảo vệ quyền lợi người dùng, tài sản và kinh tế số

Tháng Mười Hai 10, 2024
trong Nghiên cứu – Trao đổi
Ông Hồ Minh Sơn: Pháp lý về tài sản số – Bảo vệ quyền lợi người dùng, tài sản và kinh tế số

(TVPLO) – Hiện nay, Việt Nam được xếp thứ hạng cao về chỉ số chấp nhận tài sản mã hóa…Thế nhưng, với nhiều rủi ro tiềm ẩn, cần có cơ chế thử nghiệm và sớm xây dựng các khung pháp lý dưới luật về quản lý tài sản số. Phân tích về yếu tố pháp lý, TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), nhấn mạnh: “Khi tài sản số được chính thức định nghĩa và điều chỉnh bởi Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi người dùng, giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy kinh tế số, thu hút đầu tư, tăng cường đổi mới sáng tạo…”.

Ảnh minh họa: Nguồn internet 

Theo tìm hiểu thông tin của Viện IMRIC và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) từ tổ chức Chainalysis cho thấy, Việt Nam đã ghi nhận tổng giá trị giao dịch tài sản mã hóa lên đến 120 tỷ USD vào tháng 7/2023, tăng 20% so với giai đoạn 2021-2022. Trong đó, đứng thứ 3 toàn cầu về chỉ số chấp nhận tài sản mã hóa, đứng thứ 7 thế giới về dân số sở hữu tài sản mã hóa, đồng thời nằm trong 30 quốc gia có tỷ lệ sở hữu tài sản mã hóa cao nhất.

Điển hình, vào cuối tháng 11/2024 mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, bao gồm một chương riêng về quản lý tài sản số. Luật này được kỳ vọng tạo nền tảng pháp lý ban đầu nhằm giải quyết các rủi ro liên quan đến thất thu thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố và mất kiểm soát tiền tệ.

Chia sẻ về dự thảo Luật này, TS. Hồ Minh Sơn cho rằng đây là cơ sở bước đầu để đảm bảo hoàn thiện khung pháp lý dưới luật để bao phủ các hoạt động, tạo sự phát triển ổn định, công khai, minh bạch cho thị trường tài sản số, công tác quản lý, giám sát tài sản số. Qua đó, nếu chưa có khung pháp lý, tài sản số có thể mang về những rủi ro liên quan đến thực thi chính sách tài chính tiền tệ, an ninh mạng. Đặc biệt, Luật Công nghiệp công nghệ số được soạn thảo với mục tiêu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin (ICT), công nghiệp công nghệ số…Từ đó, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin này; đóng góp vào chuyển đổi số, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác hiệu quả, làm chủ các công nghệ chủ chốt của cách mạng 4.0 để giải quyết bài toán phát triển của Việt Nam.

Theo TS. Hồ Minh Sơn, sau nhiều lần sửa đổi, Luật Công nghiệp công nghệ số đã đưa ra những định nghĩa rất phù hợp với không chỉ bản chất của tài sản số, phân biệt rõ tài sản số và tài sản mã hóa mà còn rất phù hợp với các quy định pháp lý hiện tại và tương đồng với hệ thống quy định của một số nền kinh tế như Mỹ. Việc ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ giúp hoàn thiện mảnh ghép còn thiếu trong tiến trình chuyển đổi số. Hiện, đã có Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số nên việc luật hóa tài sản số – mắt xích kết nối các vấn đề trên sẽ giúp hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về chuyển đổi số. Khẳng định thêm, TS. Sơn nới: “Khi hành lang pháp lý tài sản số được hoàn thiện, dòng vốn trên 105 tỷ USD hứa hẹn sẽ đổ về hàng năm có thể sẽ được chuyển một phần vào khu vực hợp pháp, đóng góp tích cực cho nền kinh tế và giảm thiểu những nguy cơ về rửa tiền, tài trợ khủng bố hay lừa đảo trên không gian mạng đang rất nhức nhối hiện nay”.

Theo tìm hiểu của Viện IMRIC và Viện IRLIE, Luật Công nghiệp công nghệ số được xây dựng theo hướng thúc đẩy hơn là quản lý cứng lĩnh vực công nghiệp công nghệ số nói chung và tài sản số nói riêng. Tài sản số trên thế giới hiện chủ yếu đang thể hiện dưới dạng tài sản mã hóa, rất đa dạng về hình thức mà pháp luật hiện hành không thể quản lý hết chỉ bằng một bộ luật duy nhất. Có thể thấy, Luật Công nghiệp công nghệ số bao trùm nhiều lĩnh vực công nghiệp, công nghệ số. Trong đó, đơn vị soạn thảo đã dành tới gần 10% thời lượng của Luật, (6 điều trong tổng số 73 điều) cho thấy sự quan tâm đối với lĩnh vực tài sản số là đang rất lớn.

Bên cạnh việc nghiên cứu khoa học, pháp lý, chiến lược truyền thông, TS. Hồ Minh Sơn thường xuyên tham khảo về tài chính thì tài chính ngân hàng là ngành sẽ chịu tác động đầu tiên khi tài sản số có hiệu lực, từ việc thay đổi những sản phẩm dịch vụ đã có sẵn, đến việc tạo ra một lớp tài sản hoàn toàn mới đi cùng với những sản phẩm-dịch vụ cũng chưa từng có trước đó. Bên cạnh sự bùng nổ của tài sản số, nhận thức về quản lý tài sản số, thể hiện trong các quy định pháp luật rất cần phải được nhìn nhận đa chiều, không chỉ ở góc độ thúc đẩy mà còn phải cân nhắc đến việc quản trị rủi ro, đảm bảo các quy định pháp luật là phù hợp với thực tiễn và lâu bị thay đổi nhất để đảm bảo sự ổn định của môi trường pháp lý…

Theo TS. Hồ Minh Sơn trích dự thảo 5.2, Luật Công nghiệp công nghệ số: Định nghĩa tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan. Tài sản mã hóa là một loại tài sản số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bằng công nghệ chuỗi khối, công nghệ sổ cái phân tán hoặc công nghệ số khác tương tự…

Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, tài sản trí tuệ ngày càng có giá trị quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, cá nhân sáng tạo và nền kinh tế toàn cầu. Việc bảo vệ và xác thực quyền sở hữu trí tuệ đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi môi trường kỹ thuật số tạo điều kiện cho sự lan truyền nhanh chóng của các sản phẩm trí tuệ. Tin rằng, để phát huy tối đa tiềm năng của blockchain trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, các quy định pháp lý phù hợp và sự đồng thuận từ cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng một khung pháp lý vững chắc.

Văn Hải – Tuấn Tú

Bài viết liên quan

Làm rõ hơn thẩm quyền tổ chức thi hành án giữa cơ quan THADS và Văn phòng Thừa phát lại
Nghiên cứu – Trao đổi

Làm rõ hơn thẩm quyền tổ chức thi hành án giữa cơ quan THADS và Văn phòng Thừa phát lại

Tháng Năm 23, 2025
TS. Hồ Minh Sơn: Người càng nổi tiếng, nên tự soi mình – Phải thượng tôn pháp luật
Nghiên cứu – Trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Người càng nổi tiếng, nên tự soi mình – Phải thượng tôn pháp luật

Tháng Năm 22, 2025
Mức xử phạt người sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y
Nghiên cứu – Trao đổi

Mức xử phạt người sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y

Tháng Năm 22, 2025
Tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật
Nghiên cứu – Trao đổi

Tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật

Tháng Năm 22, 2025
Bài sau
Phạt tù nhóm đối tượng tổ chức cho người trốn đi Australia

Phạt tù nhóm đối tượng tổ chức cho người trốn đi Australia

Recommended

TS. NB-LG Hồ Minh Sơn tham luận tại Hội nghị triển khai công tác năm 2023 của Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống

TS. NB-LG Hồ Minh Sơn tham luận tại Hội nghị triển khai công tác năm 2023 của Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống

2 năm trước
Viện IRLIE phối hợp Viện IMRIC, Trung tâm TTLCC  thăm, làm việc với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Viện IRLIE phối hợp Viện IMRIC, Trung tâm TTLCC thăm, làm việc với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

1 năm trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Luật gia Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn