(TVPLO) – Trong thời gian gần đây có xu “bùng nổ” chiêu trò dạy nhau “bùng nợ”, quỵt nợ là chiêu trò không mới nhưng thu hút nhiều người tham gia...
Chia sẻ về điều này, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho biết trong quy định của pháp luật hiện có quy định về thời hạn đòi nợ. Vì vậy, khi đến với nhau bằng quan hệ vay dân sự thì phải có trách nhiệm trả nợ, đây là trách nhiệm vay dân sự của người đi vay, khi đã vay thì phải trả hết. Với việc tìm mọi cách để “bùng nợ” vay từ ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng, những con nợ không chỉ đối diện với nguy cơ tiền mất tật mang, mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật…
Có thể thấy, không khó để tìm trên không gian mạng xã hội về những hội nhóm, với mục đích chia sẻ cách vay tiền của các ứng dụng, các công ty tài chính tiêu dùng, hay thậm chí là của ngân hàng, sau đó trốn nợ, “bùng nợ”. Các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” vay và tìm cách đối phó. Mỗi nhóm có vài chục nghìn, tới cả trăm nghìn người tham gia. Đây là một thực trạng đáng báo động. Có những nhóm thu hút 21.000 thành viên, 32.000 thành viên, thậm chí là 105.000 thành viên…, trên mạng xã hội Facebook, các Hội bùng app vay tiền online, Hội bùng tiền các công ty tài chính mọc ra như nấm, với đông đảo các thành viên tham gia.
Theo ông Hồ Minh Sơn cho rằng, điểm chung các hội nhóm này là tư tưởng “không làm mà vẫn có ăn”, đi vay tiền ăn chơi sau đó “bùng” tiền, quỵt nợ. Với “chiêu” bùng nợ được chia sẻ nhiều nhất là dùng thông tin giả, thông tin của người khác, sim rác, danh ba điện thoại ảo. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít cá nhân bị đòi nợ oan dù không vay tiền. Qua đó, người dân cần thực sự tỉnh táo, không để kẻ gian lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin để bị lôi kéo tham gia các hoạt động vay nợ thông qua các app bất hợp pháp; Sử dụng dịch vụ “bùng nợ ” do các cá nhân trong các hội nhóm này cung cấp. Cần thực sự cảnh giác với các nhóm, hội lập được lập ra trên mạng xã hội, bởi vì cạm bẫy đằng sau đó có khi lại chính là tín dụng đen.
Người đi vay học quỵt nợ, họ không ngờ tới mình lại là con mồi, bởi không loại trừ khả năng việc “dạy bùng nợ” chính là cái bẫy giăng ra để đón lõng người vay tiền, giúp tăng doanh số cho các app vay không chính thống (tín dụng đen) để rồi phải khổ sở vì đòi nợ kiểu xã hội đen. Chịu ảnh hưởng lớn nhất từ làn sóng bùng nợ chính là các công ty cho vay tài chính, các ngân hàng và tổ chức tính dụng…Đặc biệt, khi hoạt động thu hồi nợ bị siết chặt quản lý, người vay vốn càng chây ỳ, càng bùng nhiều hơn. Nhiều người từ chối cuộc gọi nhắc nợ, thậm chí quay lại đe dọa và hành hung nhân viên thu hồi nợ.
Ông Sơn cũng cho rằng câu chuyện dạy bùng nợ qua các group hội nhóm trên mạng xã hội tưởng chừng chỉ là câu chuyện đơn giản, nhưng hệ lụy khôn lường. Bởi nếu bùng nợ gia tăng sẽ thu hẹp cánh cửa tiếp cận nguồn vốn vay của nhiều người có nhu cầu thực. Còn người bùng nợ dính lịch sử tín dụng xấu, lại không thể tiếp tục vay mượn ở các tổ chức tài chính hợp pháp và chính họ lại là những người tiếp tay cho hoạt động tín dụng đen phát triển khi họ phải tìm đến những tổ chức phi pháp này. Đây là hệ lụy nghiêm trọng cho cả xã hội.
Lấy ví dụ, một số khách hàng đã cố tình dựa vào những việc cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các công ty tài chính và cho rằng hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính tiêu dùng này là phạm pháp, dẫn đến chây ỳ việc trả nợ và có hành vi thách thức lại cán bộ thu hồi nợ khi bị nhắc nợ nhiều lần. Theo ông Sơn cho biết điều sẽ này dẫn đến tỉ lệ khách vay “không trả nợ” ngày càng cao; trong khi đó, chế tài với khách hàng này chưa có và việc khởi kiện lại khó thực hiện với các khoản nợ giá trị thấp. Đồng thời, gần đây xảy ra hiện tượng “rủ nhau bùng nợ” từ một bộ phận khách hàng sau những thông tin cơ quan điều tra khởi tố một số đối tượng đòi nợ “khủng bố”, đòi nợ phản cảm nở rộ, gây những tác động xấu tới thị trường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu nợ của các công ty tài chính tiêu dùng.
Về chế tài xử lý với trường hợp “bùng” tiền, quỵt nợ, nếu có đủ căn cứ, ông Sơn cho rằng, người vay tiền từ đầu đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản bằng cách làm giả một số giấy tờ như CCCD, chứng minh thu nhập…Sau đó, chiếm đoạt thì có thể bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Căn cứ theo Điều 175 BLHS 2015, đó là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù cỏ điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Ông Hồ Minh Sơn nhận định “bùng” tiền, trốn nợ là vi phạm pháp luật, nó ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, gây mất ANTT và phát sinh nhiều hệ lụy khó lường. Để tránh tự đẩy mình vào vòng lao lý, mỗi cá nhân khi sử dụng mạng xã hội không nên tham gia, làm theo hướng dẫn của các hội nhóm “bùng” nợ và thận trọng trước khi quyết định vay bất cứ khoản tiền nào từ App và tín dụng “đen”.
Cũng theo ông Sơn khuyến nghị việc người vay bùng nợ điều này không chỉ đối diện án phạt, nếu không tỉnh táo thì người dùng có thể sa chân vào “bẫy” mà các đối tượng có mục đích lừa đảo giăng ra, rơi vào tình cảnh “tiền mất, tật mang”. Bởi nợ không bùng được, trong khi phí đã trả cho các đối tượng và bản thân còn có nguy cơ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp người vay cố tình không trả, lại còn dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền vay, có thể bị xử lý về tội chiếm đoạt tài sản quy định tại Bộ luật Hình sự.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia công nghệ, việc người dùng cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân cho người lạ trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro, các đối tượng có thể lợi dụng thông tin này để thực hiện giao dịch liên quan đến vay nợ, mua bán, mà người dùng không hề biết. Ông Sơn, nhấn mạnh: “Những đối tượng này có thể thu thập thông tin của chúng ta, bên cạnh đó sẽ xây dựng lên các kịch bản lừa đảo, thậm chí dựng lên tài khoản ảo để sử dụng các tài khoản này vào hoạt động phi pháp như lừa đảo chẳng hạn. Khi đó, trên hệ thống các hệ thống thông tin mà các cái đối tượng này tham gia, tên tuổi và hình ảnh của chúng ta sẽ được lưu lại trên đó và vô tình chúng ta sẽ bị liên đới đến những vụ việc lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật”.
Có thể thấy, người vay cứ tưởng đã bùng được nợ, nhưng nợ vẫn còn. Thông tin cá nhân có thể bị sử dụng vào các giao dịch xấu. Người dùng không nên tham gia vào các dịch vụ “bùng nợ”, trốn nợ để rồi tiền mất, tật mang. Điều này, dễ dàng tạo điều kiện cho đòi nợ theo kiểu xã hội đen vì việc bùng nợ như vậy tạo ra cái sự xáo trộn trong hệ thống tài chính tiền tệ, làm cho việc đòi nợ, bán nợ, mua nợ và các cái hình thức khác, sẽ gây nên cái sự xáo trộn cho xã hội và ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội.Qua đó, cho vay thông qua phương tiện điện tử để người dân tiếp cận vốn tốt hơn, nhưng lỗ hổng quan trọng ở đây là lỗ hổng quyền của chủ nợ. Nếu như chúng ta không có những quy định cứng rắn hơn về quyền đòi nợ, chúng ta sẽ không được hưởng những tiện ích tốt nhất của kênh cho vay tiêu dùng.
Câu chuyện dạy bùng nợ qua các group hội nhóm trên mạng xã hội tưởng chừng chỉ là câu chuyện đơn giản, nhưng hệ lụy khôn lường. Bởi nếu bùng nợ gia tăng sẽ thu hẹp cánh cửa tiếp cận nguồn vốn vay của nhiều người có nhu cầu thực. Còn người bùng nợ dính lịch sử tín dụng xấu, lại không thể tiếp tục vay mượn ở các tổ chức tài chính hợp pháp và chính họ lại là những người tiếp tay cho hoạt động tín dụng đen phát triển khi họ phải tìm đến những tổ chức phi pháp này. Đây là hệ lụy nghiêm trọng cho cả xã hội.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không ai ngẫu nhiên lập ra những hội, nhóm tư vấn miễn phí các hành vi tiêu cực như bùng tiền vay app online. Đằng sau những hội, nhóm trên Facebook là những “cò mồi” dẫn dắt câu kéo đưa người đi vay nợ chồng nợ, lãi chồng lãi. Các Admin ra tay hỗ trợ người vay một cách “nghĩa hiệp” này có thể đang thỏa thuận giúp gia tăng doanh số với các app hoặc web vay tiền online. Họ sẽ nhận được một phần chiết khấu, hoa hồng khi có người đăng ký vay tiền thành công.
Ông Hồ Minh Sơn nhận định người đi vay cứ nghĩ mình khôn ngoan, quỵt được nợ, nhưng thực chất họ chính là con mồi cho tín dụng đen. Đằng sau câu chuyện này đó lại là một khoảng trống pháp lý rất lớn và từ việc thiếu các cơ chế chính sách quản lý hợp lý đã dẫn tới những hệ lụy ghê gớm, thậm chí gây mất an ninh trật tự xã hội khi gia tăng bùng nợ, gia tăng tín dụng đen. Qua đó, việc bùng nợ vay tiêu dùng đang cho thấy một báo động đỏ về trách nhiệm trả nợ của người vay, cũng như đã đến lúc cần phải có hành lang pháp lý cụ thể và chặt chẽ hơn để quản lý việc cho vay tiêu dùng.
Trong những hội nhóm dạy bùng nợ, các đối tượng đều sử dụng triệt để tính ẩn danh của không gian mạng để lôi kéo người tham gia vay qua ứng dụng. Nhóm này sập, nhóm mới lại nhanh chóng được lập ra. Nội dung phong phú hơn, lời lẽ thuyết phục hơn, cách thức bùng nợ phức tạp hơn, khiến nhiều người dù không có ý định vay nợ cũng dần lung lay.
Dưới góc độ pháp lý, Ông Sơn, nhấn mạnh: “Cần tạo ra những cái hành lang pháp lý, vừa thuận lợi cho người vay nhưng cũng phải bảo vệ quyền của chủ nợ, người ta được đòi nợ một cách chính đáng và liên tục. Không thể có câu chuyện để một kẽ hở cho phát động phong trào bùng nợ. Bùng nợ ở đây không chỉ cho vay tiêu dùng, mà thậm chí nó sẽ lây lan sang các loại nợ để phát triển kinh doanh.Nhiều vụ đòi nợ theo kiểu xã hội đen, có lẽ vì như thế nên chúng ta thấy phức tạp, khó quản lý nên đã cấm. Thế nhưng, nhu cầu tất yếu của xã hội là nó buộc phải xảy ra. Người ta chuyển đòi nợ thuê thành mua bán nợ hoặc những hình thức khác, vẫn cứ diễn ra như cũ, nhưng không có hành lang pháp lý để thực hiện hay xử lý”.
Trong đó, nhằm nâng cao sự lành mạnh của thị trường tín dụng tiêu dùng, những yếu tố như tín dụng đen hay các hội nhóm tuyên truyền cách “bùng” nợ chính là mối nguy hại cần được loại bỏ. Người dân cần cân nhắc thật kỹ trước khi vay tiền các ứng dụng tài chính. Có thể nên gắn cái việc cho vay với cái căn cước công dân mà hiện đã được tích hợp các điều kiện. Đặc biệt, gắn với việc quản lý cơ sở của di chuyển cơ sở, biết được nơi họ cư trú tương đối ổn định thì lúc đó cái việc cho vay tín chấp cũng dễ dàng hơn và việc đòi nợ cũng xuôi chèo mát mái.
Ông Sơn cũng khuyến nghị, người có nhu cầu vay vốn phục vụ chi tiêu cá nhân, trước tiên nên tìm hiểu từ những tổ chức tín dụng uy tín của các ngân hàng với các chính sách đảm bảo điều kiện cho người dân. Mặt khác, nếu tiếp cận với các ứng dụng vay tiên, thì điều quan trọng nhất là tìm hiểu rõ các quy định thỏa thuận, tránh gặp phải những hậu quả không đáng có. Đã đến lúc cần phải xây dựng hệ thống văn bản luật để quản lý tốt hơn việc cho vay tiêu dùng, tránh những hệ lụy lâu dài cho người dân, các tổ chức tín dụng và cho xã hội.
Dịp này, ông Hồ Minh Sơn khẳng định cần đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu được sự khác biệt giữa hai loại hình cho vay. Mới đây, Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua đó kiến nghị rà soát lại việc đặt tên “công ty tài chính” của loại hình cho vay cầm đồ hiện nay liệu có đang vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng để tránh việc nhầm lẫn với các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố rà soát lại việc này.
Tin rằng, khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội người dân cần thực sự tỉnh táo, không để kẻ gian lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin để nhằm lôi kéo tham gia các hoạt động vay nợ thông qua các app bất hợp pháp; Sử dụng dịch vụ “bùng” nợ do các cá nhân trong các hội nhóm này cung cấp. Hãy thực sự cảnh giác với các nhóm, hội lập được lập ra trên mạng xã hội với mục đích hướng dẫn “bùng nợ” vì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tiềm tàng.
Thanh Việt – Trần Danh