(TVPLO) – Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh số 147 thành lập ngành Nhiếp ảnh, Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953 -15/3/2023), kỷ niệm 184 năm kỹ thuật công nghệ nhiếp ảnh thế giới và 154 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam.
Nghệ sỹ Lê Duy đã thể hiện bài hát “Nhiếp ảnh Việt Nam” tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam do Hội Nhiếp ảnh TP.HCM phối hợp Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức sáng ngày 09/03/2023 tại Hội trường tầng, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM.
NSNA Đoàn Hoài Trung xúc động sau khi nghe nghệ sỹ Lê Duy thể hiện bài hát tại buổi lễ
Tham dự buổi lễ có Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM; NSNA Hoàng Thạch Vân, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; NSNA Đoàn Hoài Trung, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP.HCM; NSNA Nguyễn Hồng Nga – Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh. TP.HCM. Về phía khách mời có Trung tướng Nguyễn Đức Hải – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng; Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện phía Nam Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống; Phó CVP Viện IMRIC Phạm Trắc Long – Pv Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam; cùng nhiều NSNA và các cơ quan thông tấn báo chí dự và đưa tin.
Nghệ sỹ Lê Duy thể hiện bài vọng cổ tại buổi lễ
Khai mạc buổi lễ, khi nghệ sỹ Lê Duy cất giọng, nhiều Nghệ sỹ Nhiếp ảnh đã xuýt xoa bởi nghệ sĩ giữ vững phong độ ca hát. Tiếng hát vang, sáng với âm sắc đặc trưng. Ở màn bài vọng cổ “Nhiếp ảnh Việt Nam”, Lê Duy đã lấy được nhiều tiếng vỗ tay. Được biết, bài vọng cổ được soạn giả Phạm Văn Đằng chuyển thể vọng cổ từ bài thơ của Tiến sĩ. Nhà báo – luật gia Hồ Minh Sơn – Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm, bài thơ viết hướng đến Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam môt tả về cảnh đẹp, tình người, tình yêu thiên nhiên, tình yêu nghề của các nghệ sỹ Nhiếp ảnh…
Nghệ sỹ Lê Duy chụp ảnh lưu niệm cùng Tiến sĩ Hồ Minh Sơn tác giả bài thơ “Nhiếp ảnh Việt Nam”
NSNA Đoàn Hoài Trung nhận xét: “Lê Duy là một nghệ sĩ trẻ đầy tiềm năng của sân khấu cải lương. Tôi đánh giá cao giọng ca ấm, luyến láy rất lạ của em, em tham gia hai bài hát “Nhiếp ảnh Việt Nam”, “Đài hoa dâng Bác” tại buổi lễ…Qua đó, Lê Duy đã tạo dấu ấn từ sự nghiên cứu kỹ một phần của các nghệ sỹ nhiếp ảnh ở đời thường, đi vào thực tế của nghệ sỹ Nhiếp ảnh trong bài vọng cổ mà Tiến sĩ Hồ Minh Sơn đã gửi gắm tâm tư, để không hoài phí niềm tin yêu của người nghe…
Nghệ sỹ Lê Duy chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu và nghệ sỹ Nhiếp ảnh tại buổi lễ
Tận dụng kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực cải lương và diễn xuất ở Đoàn Cải lương Tây Đô. Khẳng định, Lê Duy đã thể hiện bài vọng cổ rất ấn tượng, mang lại nhiều cảm xúc cho người xem đồng thời nhận được không ít lời khen ngợi của các nghệ sỹ Nhiếp ảnh và các đại biểu dự buổi lễ. “Ngay từ khi đọc bài thơ, tôi đã rất xúc động và cảm thấy bài này rất phù hợp, phù hợp với mình. Để thể hiện rõ nét hình tượng người Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam. Sau đó, tôi nhận được sự hỗ trợ tận tình của soạn giả Lê Văn Đằng nên khi thể hiện tôi như một nghệ sỹ Nhiếp ảnh ngoài đời, Lê Duy tâm sự…
Được biết, hiện tại ngoài duy trì hoạt động biểu diễn, nghệ sỹ Lê Duy cũng ấp ủ nhiều dự án nghệ thuật lớn nhằm lan toả nhiều bạn trẻ yêu thích bộ môn Nghệ thuật trăm tuổi hào quang. Song song đó, Lê Duy còn có kế hoạch thử sức với một vai trò mới để thể hiện hình ảnh của một nam nghệ sĩ năng động, đa năng và duy trì các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn…
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn xúc động chia sẻ tôi là một nhà báo, hoạt động trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu về. thị trường, pháp luật lại yêu thích làm thơ nhưng tôi đã công tác tại Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam) hơn 7 năm được Tổng Biên tập tin tưởng giao phụ trách miền Nam, nên tôi có cơ hội tôi được gặp gỡ rất nhiều NSNA, tham gia nhiều Triển lãm ảnh, trại sáng tác ảnh tại nhiều địa phương. Từ đó, tôi thấy rằng Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật cực kì sáng tạo và hấp dẫn, một phần của ngành thiết kế đồ họa. Nó luôn thu hút được rất nhiều người tham gia. Nhiếp ảnh thực sự không hề đơn giản nhưng các Nghệ sỹ nhiếp ảnh luôn hun đúc niềm đam mê với lửa nghề, nhiều nghệ sỹ xem nhiếp ảnh là niềm vui trong muôn ngàn khó khăn của cuộc sống. Vì lẻ đó, bài thơ “Nhiếp ảnh Việt Nam” ra đời…Chính vì thế, có một số chỗ tôi cố tình đưa nguyên văn lời tâm sự của mình, của các NSNA vào bài vọng cổ mà không trau chuốt lại. Dù biết rằng khi đưa nguyên lời sẽ khó ca do không suông câu, đánh đàn cũng khó nhưng tôi vẫn tìm mọi cách đưa vào. Có lẽ, đúng tâm trạng của nghệ sỹ Lê Duy, nên khi bạn ấy hát tôi thấy đã sụt sùi khóc. Tôi cố kìm cảm xúc của mình để Lê Duy ca trọn vẹn…
Trong khi đó, nghệ sỹ Lê Duy cho rằng đây là một bản phối lạ, rất đặc biệt, hiếm khi nghe “Nhiếpảnh” mà có sự trải nghiệm thú vị như thế này. Với sự năng động, chịu thương, chịu khó của tuổi trẻ, tôi cảm thấy rất tự hào khi hát về bài này. Bởi, các Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đã để lại cho các thế hệ sau có một sự nồng nhiệt, có tri thức, có tấm lòng đối với Tổ quốc trước nhất, sau đó văn hóa của dân tộc…
Qua đó, từ một diễn viên trẻ chưa được đào tạo chuyên sâu nhưng Lê Duy luôn tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn Cải lương Tây Đô để được thỏa lòng đam mê ca hát. Từ những vai diễn nhỏ, Lê Duy luôn hết mình trên sân khấu và từng bước ghi dấu ấn với khán giả. Trong quá trình công tác ở Đoàn Cải lương Tây Đô, Lê Duy không tự mãn mà liên tục nỗ lực học hỏi, rèn luyện về chuyên môn, được ban lãnh đạo đoàn tin tưởng giao nhiều tiết mục, vai diễn tham gia phục vụ tại các sự kiện lớn của địa phương, tham gia hội thi khu vực và toàn quốc.
Từ niềm đam mê, nỗ lực, khát vọng đến với con đường nghệ thuật cải lương của Lê Duy cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trong nghề. Giữa muôn vàn khó khăn, trăn trở, với vai trò là nghệ sỹ trẻ, nhiềulần chúng tôi tiếp xúc thì Lê Duy luôn đặt những câu hỏi làm sao để sân khấu cải lương phát triển mạnh hơn nữa, để giữ gìn nghệ thuật cải lương?…Vì lẻ đó, nghệ sĩ Lê Duy phải cố gắng nhiều hơn trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống cải lương. Theo Lê Duy: “Chính những cuộc thi là cơ hội để các nghệ sĩ thể hiện niềm đam mê cải lương trên sân khấu. Với thành tích có được từ cuộc thi tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang (Huy chương vàng), cuộc thi Tài năng trẻ toàn quốc (Huy chương vàng) sẽ là động lực để những nghệ sĩ cải lương nói chung và Lê Duy nói riêng vượt qua khó khăn, giữ trọn tình yêu nghề và phục vụ khán giả ngày một tốt hơn”.
Tin rằng, năm 2023 – rất nhiều khán giả đang chờ đợi nghệ sĩ Lê Duy đạt thêm nhiều thành tích để mang lời ca tiếng hát phục vụ công chúng và luôn cống hiến hết mình qua từng vai diễn để cải lương mãi sống trong lòng khán giả.
Bài: Minh Sơn – Ảnh: Kiều Anh Dũng