(TVPLO) – Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụchiết khấu, làm phương tiện thanh toán.
Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…
Hình thức tổ chức của ngân hàng thương mại
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Ngân hàng thương mại được tổ chức dưới 2 hình thức, bao gồm:
– Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.
– Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sởhữu 100% vốn điều lệ.
Chức năng của Ngân hàng thương mại
Trung gian tín dụng
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa thừa vốn và người thiếu vốn. Theo đó, ngân hàng thương mại hình thành quỹ và cho vay đểphân bổ vốn tới nền kinh tế thông qua việc huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các nhà đầu tư trong kinh tế.
Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò tạo ra lợi ích cho các bên tham gia đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
(Ảnh minh họa)
Trung gian thanh toán
Với chức năng này, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người thụhưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản. Nhờ chức năng thanh toán của ngân hàng, người dân tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Đối với ngân hàng, chức năng này tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng cao.
Với nền kinh tế, chức năng này gián tiếp thúc đẩy quá trình kinh doanh, lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là chức năng phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đi vay.
Sau đó, số tiền lại được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa, trong khi những người có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông qua các hình thức thanh toán qua thẻ…
Chức năng thủ quỹ
Với chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng là các chủ thể trong nền kinh tế. Chức năng thủ quỹ của ngân hàng thương mại góp phần tạo ra lợi ích cho các chủ thể khác nhau.
Với khách hàng, chức năng thủ quỹ giúp đảm bảo an toàn tài sản và sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa.
Với ngân hàng, có được nguồn vốn để thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán.
Với nền kinh tế, chức năng thủ quỹ khuyến khích tích lũy trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.
Bằng Lăng (tổng hợp)
https://vtc.vn/ngan-hang-thuong-mai-la-gi-ar826642.html