(TVPLO) – Lễ Chào cờ là nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam. Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết và hăng say lao động, nhiều doanh nghiệp trên khắp cả nước đã duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ.
Mỗi buổi sáng thứ hai đầu tuần, trong trang phục trang nghiêm, gọn gàng tôi dự Lễ chào cờ
Chào cờ đầu tuần” là nội dung sinh hoạt chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng, để tạo tinh thần, động lực cho mỗi việc làm, mỗi hành động, là khởi đầu cho một tuần làm việc mới tràn đầy xung lực với tinh thần mới, khí thế mới. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong từng cơ quan, từng doanh nghiệp sau khi tham dự lễ chào cờ đều cảm thấy tinh thần nâng cao ý thức trách nhiệm được cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị nơi mình công tác.
Cụ thể, đều đặn mỗi 7h30′ sáng thứ 2 hàng tuần, tập thể cán bộ nhân viên người lao động thuộc Trungtâm thông tin Triễn lãm thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các nhân viên đều tề tựu tại sân để dự Lễ chào cờ…Hầu hết người lao động trong đơn vị, chào cờ hàng tuần đã trở thành một nét sinh hoạt quen thuộc, nơi mọi người gặp gỡ giao lưu, đặc biệt được đứng dưới lá cờ Tổ quốc, nghe giai điệu quốc ca hào hùng.
Người tham dự nghi lễ phải ăn mặc trang nghiêm, gọn gàng; đối với nam giới mặc đồng phục ngành hoặc quần sẫm màu, áo sơ mi trắng, nữ mặc đồng phục, áo dài truyền thống hoặc váy công sở, đeo thẻ đúng quy định. Việc làm này sẽ tạo sự đồng bộ, thống nhất ở từng cơ quan, đơn vị. Trong chào cờ, mọi người lắngnghe bài hát quốc ca nhịp nhàng, hùng tráng. Từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi người đối với Tổ quốc, đối với quê hương, đối với cơ quan đơn vị.
Khẳng định rằng, thông qua lễ chào cờ đầu tuần tạo ý thức hơn trong việc rèn luyện tác phong, ý thức chấp hành nghiêm túc giờ giấc công sở, thể hiện cụ thể hành động học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Từ đó, để giáo dục truyền thống cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc; nhắc nhở cán bộ, đảng viên, công chức thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần làm chuyển biến tình cảm, nhận thức, thái độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động đối với Tổ quốc trong thực thi nhiệm vụ.
Tôi thấy rằng việc duy trì lễ chào cờ đầu tuần đã nâng cao hơn nữa ý thức tinh thần trách nhiệm của nhân viên, người lao động, hiệu quả làm việc năng suất ngày càng tốt hơn. Lễ chào cờ ai cũng trải qua trong đời, khi còn là học sinh sinh viên, dù khi đó chúng ta có thể không cảm nhận hết ý nghĩa, sự thiêng liêng mà lễ chào cờ mang đến. Trong buổi lễ chào cờ hôm nay, bản thân tôi cảm thấy rất hứng khởi cho một tuần làm việc mới. Theo tôi đây cũng là một trong những việc làm nhằm cụ thể hóa việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng trong tình hình mới…
Đầu tiên là xuất phát từ nhận thức của tôi qua theo dõi ở một số đơn vị thấy rằng, ở các đơn vị tổ chức chào cờ, hát Quốc ca thường xuyên sẽ tạo được thói quen tốt, nâng cao kỷ cương, kỷ luật cho cán bộ, công chức, viên chức. Không chỉ khơi dậy tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc, chào cờ, hát Quốc ca hằng tuần còn nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, viên chức về tinh thần trách nhiệm với đất nước, đối với công việc mình đang làm. Do đó, nếu làm tốt chào cờ, hát Quốc ca sáng thứ hai hằng tuần sẽ tạo động lực làm việc mới cho cả tuần.
Tôi thấy đây là việc làm rất ích lợi, đúng như tôi suy nghĩ. Anh chị em có tinh thần tự giác cao hơn trong thực thi nhiệm vụ của cơ quan, vì thế hiệu quả công việc cũng ngày càng được nâng cao. Chưa kể, mỗi khi chào cờ, hát Quốc ca, hầu hết ai cũng cảm nhận sự xúc động, tình cảm dành cho Tổ quốc. Lễ chào cờ, hát Quốc ca không chỉ là lời nhắc nhở mọi người về ý thức trách nhiệm trong công việc mà còn bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho mọi người. Đối với CBNV Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), Tc Nhiếp ảnh và Đời sống, sáng thứ hai có ý nghĩa quan trọng, cùng với chào cờ, hát Quốc ca, còn là buổi sinh hoạt chung toàn cơ quan với nhiều nội dung như kết hợp tổ chức sinh hoạt chính trị, đánh giá công việc theo chủ đề, theo tháng, theo quý…Vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, chúng tôi trò chuyện, trao đổi, cung cấp thông tin cho cán bộ, công nhân viên về ngày lễ đó. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đều đặn có các bài nói về kỷ niệm Ngày thành lập Đảng, ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4, ngày Quốc tế Lao động 1-5, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu…Với cách làm này chúng tôi còn tranh thủ được sức mạnh tập thể, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thuận lợi và hiệu quả hơn…
Khi được hòa giọng vào bài quốc ca, tôi cảm thấy yêu nước hơn, cảm thấy như được truyền thêm sự nhiệt huyết, thêm yêu đất nước mình. Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, tôi lại háo hức mong chờ để tham dự buổi lễ chào cờ thật sự ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho tôi cảm giác thiêng liêng khó tả.
Kể từ khi nước Việt Nam độc lập, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên khắp mọi miền, từ hải đảo xa xôi đến những miền quê hẻo lánh, khẳng định chủ quyền của đất nước, của dân tộc với từng tấc đất quê hương. Dưới bóng cờ, tình yêu với Tổ quốc, sự tự tôn dân tộc cũng như trách nhiệm với đất nước sẽ được bồi đắp trong tim mỗi người. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa nhất của lễ chào cờ và sinh hoạt chính trị dưới hình thức chào cờ đầu tuần đang lan tỏa sâu rộng đến các địa phương, đơn vị…
Lễ chào cờ không chỉ là giây phút thiêng liêng làm sống lại quá khứ đấu tranh hào hùng của các bậc cha anh đi trước đã hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập dân tộc mà còn khơi dậy lòng nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của mỗi người. Song song đó, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động này không chỉ nhằm tuyên truyền cho cán bộ, công chức mà lan toả sâu rộng trong các doanh nghiệp, doanh nhân, làng nghề, cơ sở sản xuất nâng cao nhận thức về ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhắc nhở mỗi người biết sống làm theo vì lợi ích cộng đồng, dân tộc, mà còn là dịp để mọi người thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, nhắc nhở phải làm tốt hơn nhiệm vụ được giao; đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nếp sống văn minh, hiệu quả và chất lượng công việc.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)