(TVPLO) – Liên quan đến vụ gây rối trật tự công cộng, đánh người tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), nguyên nhân được xác định do tranh chấp sở hữu thương hiệu quán nhậu nổi tiếng “Bò tơ Dã chiến”.
Câu chuyện cổ tích thời hiện đại
Câu chuyện thật dài và trầm buồn giữa thời tiết se lạnh và mù sương đặc thù của đêm Đà Lạt. Ông Trần Thế Hùng, chủ nhân của thương hiệu “Bò tơ Dã chiến” kể về cái ngày thành phố núi này, chỉ có một thương hiệu “Bò tơ dã chiến” duy nhất, chứ không song sinh như bây giờ!
116 Hùng Vương, phường 11, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là nơi phát tích của quán nhậu thương hiệu “Bò tơ dã chiến”. Quán được tạo dựng bởi công sức của vợ chồng ông Trần Thế Hùng và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hiền từ năm 2012 trên đất ông bà sở hữu với việc kinh doanh quán cà phê. Du lịch Đà Lạt những năm đó bùng nổ khách và nhu cầu được thưởng thức đặc sản miền cao nguyên Lâm viên là một việc cấp thiết. Hiểu được việc, Du khách đến với Đà Lạt mong muốn có một nơi để thưởng thức ẩm thực vùng Cao Nguyên. Và thương hiệu quán “Bò tơ dã chiến” được ra đời vào tháng 6 năm 2014.
Trước đó, Do có tiếp xúc và quen biết với người hiện đang cạnh tranh với “Bò tơ dã chiến”, là chủ nhân của quán kế cạnh, có địa chỉ 118 Hùng Vương bây giờ. Vợ chồng ông Hùng và bà Hiền cưu mang đưa về quán sinh sống và tập cho làm bếp, xem như là người nhà để cùng quản lý việc kinh doanh ngày đang phát triển của quán. Tình anh em “cây khế” ra đời từ đó. ..
Tất cả mọi công việc kinh doanh của quán “Bò tơ dã chiến” đều chuyển giao hết cho người quản lý vì tin tưởng như người nhà. Thậm chí, đến năm 2019 vì bận rộn việc kinh doanh bên ngoài. Ông Hùng và bà Hiền giao lại hẳn công việc quản lý, để tập trung lo công việc khác mà không bao giờ tỏ sự nghi ngờ, vì tin rằng câu chuyện cổ tích không thể sảy ra với mình…
Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng thông báo kết quả xử lý đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phậm quyền đối với nhân hiệu
Từ khi đi bắt bò thuê thuở hàng vi vào những năm 1997 – 1998. Hơn ai hết ông Hùng hiểu được cảnh tha phương và phấn đấu của một người yếu thế. Sau đó, năm 2002 trở thành ông chủ buôn bò, ông Hùng luôn quý trọng những anh em thuở cơ hàn. Nghĩ về nhưng công việc nặng nhọc, vất vả trong những người làm thuê ấy, ông thương mình, thương anh em mình và thương đồng bào nơi đây. Ông chia sẻ: “vì mình mỗi lần vào rừng cùng với bà con đồng bào đi bắt bò phải hai ba ngày…Nhiều hôm mưa ướt chịu lạnh thì mới dụ được bò về. Vì bò ở đây là bò thả rông ngoài rừng nên khi bán phải dụ muối mới được đó chứ không có dể đâu…Tôi sinh ra trong nhà nghèo nên tôi chỉ cho những cách mua bán và các mối lái của ông rồi giới thiệu đây là cháu nếu nó chưa có tiền vẫn bán bò cho nó tui chịu trách nhiệm…Trong đó, có những người thấy vợ chồng mình hiền lành nên cho thiếu nợ ba tháng mới lấy tiền…kể từ đó có vốn xoay xở… Nói chung mình có ngày hôm nay cũng nhờ anh em bạn bè giúp đỡ. Câu chuyện tranh chấp thương hiệu cũng vì lòng tin và…
Và khi lòng tham trổi dậy…
Năm 2021, Trong một lần tình cờ kiểm tra pháp lý của quán. Vờ chồng ông Hùng và bà Hiền tá hỏa, khi phát hiện ra người quản lý đã tự ý thay tên, đổi họ trên giấy đăng ký kinh doanh mà không thông báo. Trước đó, để thực hiện việc đăng ký các thủ tục theo đúng pháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền là người đứng tên đăng ký quán “Bò tơ dã chiến” trong giấy phép đăng ký hộ kinh doanh năm 2015 và làm tất cả các thủ tục pháp lý khác theo đúng quy định.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thu Hiền
Việc người quản lý cố tình đăng ký lại với tên của mình, gạt tên bà Hiền là người giúp đở, cưu mang mình hòng chiếm đoạt thương hiệu, là một việc làm thiếu tính nhân văn, thiếu tình người và nhân cách. Nhưng người mở ra thương hiệu và công thức nhái “Bò tơ dã chiến” của vợ chồng ông Hùng và bà Hiền không biết rằng.. Trước đó, bà Nguyễn Thị Thu Hiền cuối năm 2015 đã âm thầm đi đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu “Bò tơ dã chiến”, đã được cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số: 314016 vào năm 2017.
Lòng tham con người có thể trổi dậy bất cứ lúc nào. Câu chuyện cổ tích mà những đứa trẻ vẫn được học từ tuổi thơ, để dạy cách làm người vẫn tiếp diễn. Những đứa trẻ thì đã biết cách áp dụng để không trở thành người xấu. Nhưng những người nhanh chóng vì lợi lộc, mà quên đi cách sống thì có bao giờ tính được và nhìn ra việc vì tham thì sẽ thua đâu?
Đỉnh điểm của lòng tham là sau khi mở ra thương hiệu giống nhau. Thì việc cạnh tranh không lành mạnh lại bắt đầu. Từng ngày, từng giờ những việc làm xấu, bẩn được phía đơn vị đối thủ bày ra và sự chịu đựng của ông bà chủ thương hiệu “ Bò tơ dã chiến” số 116 Hùng Vương, TP Đà Lạt lại cứ nhân lên vì nổi đau đặt lòng tin và thương người sai chổ.
Quốc Cương
https://nongthonvaphattrien.vn/lam-dong-tranh-chap-thuong-hieu-bo-to-da-chien-chua-co-hoi-ket-vi-dau-nen-noi-a4335.html