(TVPLO) – Trong khuôn khổ các hoạt động được thực hiện dưới sự hỗ trợ pháp lý liên ngành cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2021 – 2025 (Bộ Tư pháp). Sáng ngày 16/06/2023, tại Nhà Khách Người có Công số 168, đường Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM – Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp với Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật (ILPS) đã tổ chức hội nghị này. Tại hội nghị thu hút gần 60 doanh nghiệp, nhiều chuyên gia…
Viện trưởng Viện IMRIC Hồ Minh Sơn – GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm phát biểu tại Hội nghị
Tại Buổi hội thảo, các chuyên gia và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã cùng nhau thảo luận một số yêu cầu như: Kinh tế, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề pháp lý đặt ra; Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vướng mắc, bất cập về pháp lý; Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về giao dịch tài chính, hợp đồng trong giai đoạn cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Toàn cảnh Hội nghị
Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng trong thời gian qua, đóng góp 48% vào GDP cả nước và tạo ra 50% số lượng việc làm của toàn nền kinh tế. Qua đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm 90% lượng doanh nghiệp và hơn 50% lực lượng lao động…Thế nhưng, để đương đầu với những áp lực và nắm bắt cơ hội trong môi trường kinh tế nhiều biến động của năm 2023…
Có 5 xu hướng tăng trưởng cho mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2023, điển hình: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giành phần thắng trong cuộc chiến săn lùng nhân tài; Thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ kỹ thuật nhằm củng cố ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đặt uy tín và độ bảo mật cao là mục tiêu hàng đầu; Số hóa doanh nghiệp trên mọi phương diện là một tài sản quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Khả năng nắm bắt xu hướng là chìa khóa trong môi trường nhiều biến động.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn một số hạn chế nhất định như: trình độ công nghệ lạc hậu, mô hình quản trị doanh nghiệp còn yếu, năng suất lao động thấp, kém minh bạch về thông tin,…Những nhược điểm này phần nào đã hạn chế khả năng tiếp cận những nguồn vốn trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: phát hành chứng khoán, tìm kiếm nguồn vốn từ đối tác chiến lược, thu hút vốn từ các quỹ đầu tư… Đặc biệt, nguồn vốn trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này, một mặt, sẽ gây cản trở cho quá trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mặt khác, cũng gây ra những áp lực về thanh khoản cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
Ngay sau Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trên khắp toàn cầu, tác động mạnh mẽ và làm suy thoái nền kinh tế thế giới. Không ngoại lệ, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tổn thất nặng nề trên nhiều phương diện, nhất là khu vực DN. Trong giai đoạn phục hồi và phát triển, nhằm giúp DN Việt Nam tiếp cận hiệu quả các kênh dẫn vốn, đầu tư phát triển SXKD, cần phải có sự chung tay vào cuộc của nhiều bên để đạt được mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính. Thị trường vốn gồm các thị trường: thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và thị trường tín dụng trung và dài hạn. Tham gia thị tài chính gồm có Ngân hàng Trung ương, Kho bạc Nhà nước, các định chế tài chính, các nhà môi giới tiền tệ, chứng khoán, các doanh nghiệp và cá nhân. Các sản phẩm của thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, khế ước thế chấp và tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. Thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ các khoản đầu tư dài hạn cho chính phủ, các doanh nghiệp, các hộ gia đình. Thị trường vốn, nhất là thị trường chứng khoán còn được xem là: “hàn thử biểu” đo “sức khoẻ” của nền kinh tế.
Tại Hội nghị lần này, các đại biểu tham dự sẽ được nghe những tham luận về thực tiễn thực hành như:Các hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam; Tổng quan về huy động vốn cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay; Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay, bài học kinh nghiệm; Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh phục hồi và phát triển; Các quy định pháp luật về hình thức huy động vốn từ vay các tổ chức tín dụng. Một số rủi ro pháp lý cần lưu ý và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp; Các quy định pháp luật về hình thức huy động vốn từ vay quỹ đầu tư. Một số rủi ro pháp lý cần lưu ý và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp; Các quy định pháp luật về huy động vốn điều lệ. Một số rủi ro pháp lý cần lưu ý và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp; Các quy định pháp luật về huy động vốn từ phát hành trái phiếu. Một số rủi ro pháp lý cần lưu ý và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp; Các quy định pháp luật về huy động vốn từ phát hành trái phiếu. Một số rủi ro pháp lý cần lưu ý và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp; Các quy định pháp luật về huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Một số rủi ro pháp lý cần lưu ý và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp…
Tin rằng, Hội nghị sẽ phần nào hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong đó có DNNVV nâng cao nhận thức, giải đáp được vướng mắc từ đó phát triển hơn trong công việc, xử lý mọi tình huống dễ dàng và hiệu quả hơn…
Trắc Long – Trần Danh