(TVPLO) – Trải qua gần 40 năm phục vụ trong quân ngũ, Đại tá Khương Văn Thuấn dù sứ khoẻ không được tốt. Ông bị nhiều căn bệnh dày vò. Bệnh gút khiến ông bị đau chân tay, di chuyển lên xuống cầu thang rất vất vả. Bệnh thiếu máu cơ tim khiến ông thường xuyên phải chịu các cơn đau ngực. Năm 2014, khi về hưu, ông quyết tâm tìm mọi cách để vượt qua bệnh tật.
Đại tá, CCB Khương Văn Thuấn ngày đêm miệt mài chăm sóc những mẻ đông trùng hạ thảo được nuôi trong nhà kín.
KHỞI NGHIỆP KHI ĐÃ VỀ HƯU
Việc đầu tiên, ông Thuấn lên mạng tìm tòi, đọc các bài báo khoa học và nhận thấy đông trùng hạ thảo đang được người dân nhiều nước sử dụng. Ông cất công sang Tây Tạng và mua 10g đông trùng hạ thảo với giá gần 18 triệu đồng. Sau thời gian sử dụng ông thấy sức khỏe chuyển biến tốt. Tuy nhiên, điều ông trăn trở là với cái giá cao “ngất ngưởng” như thế, sẽ khó cho ông có điều kiện mua để dùng lâu dài.
Được người bạn giới thiệu, ông không ngần ngại nhận chuyển giao công nghệ nuôi cấy đông trùng hạ thảo của Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường (Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) với chủng giống của Nhật Bản. Bên cạnh đó, ông nhận được sự tư vấn của các chuyên gia để nuôi trồng và hoàn thiện sản phẩm đông trùng hạ thảo.
Ông Thuấn cùng hai người bạn thân đã thành lập Công ty TNHH Công nghệ sinh học TVT. Ban đầu sản phẩm đông trùng hạ thảo mà ông nuôi trồng được chỉ để sử dụng trong gia đình. Cuối năm 2015, thấy công hiệu và có khả năng phát triển nên ông đã quyết định sản xuất mang tính kinh doanh.
Đông trùng hạ thảo được trồng trong nhà kín của ông Khương văn Thuấn.
Sau khi nhận chuyển giao công nghệ thành công, ông Thuấn cùng cộng sự và đội ngũ kỹ sư công nghệ sinh học của công ty, được đào tạo chuyên sâu từ các trường đại học đã nỗ lực làm việc để có thể cho ra những đợt đông trùng hạ thảo thực sự chất lượng, có dược chất cao.
THÀNH CÔNG BỞI ĐAM MÊ
Tâm sự với chúng tôi, ông bộc bạch mình sinh ra và lớn lên ở quê hương Nam Định, từng là chuyên gia kỹ thuật của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, khi về hưu mới bước vào sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nhưng ông vẫn gặt hái được nhiều thành công ngoài mong đợi.
Ông Thuấn và các công sự thu hoạch đông trùng hạ thảo.
Ông đã tạo điều kiện cho nhân viên nghiên cứu khoa học về lĩnh vực công nghệ sinh học. Hiện nay, các kỹ sư nông nghiệp tại Công ty TNHH công nghệ sinh học TVT phần lớn đều khá trẻ, gắn bó với công ty từ ngày đầu.
Sản phẩm đông trùng hạ thảo do ông Thuấn trồng đến kỳ thu hoạch.
Không chỉ tập trung vào sản phẩm đông trùng hạ thảo, với tư duy đổi mới sáng tạo, Công ty TNHH công nghệ sinh học TVT đã nghiên cứu nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu khác.
Ông Khương Văn Thuấn trao đổi với các kỹ sư sinh học về kinh nghiệm để trồng được những mẻ đông trùng hạ thảo có chất lượng tốt nhất.
Sau 10 năm gắn bó với công việc sản xuất kinh doanh, đến nay công ty TVT của Đại tá, Cựu chiến binh Khương Văn Thuấn đã cho ra đời 7 loại sản phẩm mang nhãn hiệu độc quyền và 01 sản phẩm liên kết. Mỗi năm công ty xuất ra thị trường trong và ngoài nước hàng chục ngàn sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá cao.
Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) việc cựu chiến binh Khương Văn Thuấn vượt lên bệnh tật khi đã về hưu để ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Bởi đông trùng hạ thảo có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành y dược học. Với việc đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để nuôi cấy đông trùng hạ thảo mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, TC Nhiếp ảnh và Đời sống cho biết việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trải qua khá nhiều công đoạn như nuôi sợi, tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hoạch. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: nguồn giống, công nghệ, nguyên liệu, trong đó đặc biệt quan trọng là môi trường sản xuất. Bởi vậy, phòng nuôi ngoài việc phải cân bằng đủ độ thoáng tự nhiên và ánh sáng, thì còn phải được trang bị hệ thống phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết từ 85 – 95%, hệ thống làm lạnh để giữ cho nhiệt độ ổn định… Đồng thời, cần phải tỉ mỉ và kiên trì theo dõi sự phát triển của đông trùng hạ thảo hàng ngày để kịp thời loại bỏ những cây giống kém chất lượng. Sau khoảng 65 đến 70 ngày, đông trùng hạ thảo sẽ được thu hoạch. Đặc biệt, để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, TC Nhiếp ảnh&Đời sống luôn hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp tuyên truyền việc CCB Khương Văn Tuấn đã tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại tạo nên sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của gia đình anh Tuấn làm ra được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ khắp các địa phương…
Đức Trọng – Trắc Long/CSPLO