(TVPLO) – Hiện nay, khi cuộc các mạng công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão đối với các ngành công nghiệp,trong đó có báo chí…Bởi, báo chí đang đứng trước ngưỡng cửa chuyển đổi số, trong bối cảnh những công nghệ mới phát triển nhanh chóng…Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chuyển đổi hoạt động của các tổ chức truyền thông…Điều này, đặt ra nhiều thách thức, mối lo ngại có thể tạo ra và đẩy nhanh việc truyền bá thông tin lệch chuẩn, cũng như tác động tiềm ẩn đối với cách các nhà báo trẻ phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức...
AI – Cơ hội hay thách thức đối với các phóng viên trẻ
Ảnh minh hoạ
Theo khảo sát của các nhà báo thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống thì nhiều sinh viên khoa báo chí, các nhà báo trẻ cũng đã phần nào tìm hiểu về thế hệ chuyên gia truyền thông đối với AI…Một số thách thức, cơ hội để thích ứng kịp thời. Có thể thấy, AI sẽ tác động rất đáng kể và sẽ trở thành mối đe doạ của nghề…Ngoài ra, hầu hết các bạn sinh viên khoa báo chí và nhà báo trẻ đã sử dụng nhiều công cụ công nghệ AI để tham khảo, viết, chỉnh sữa…Việc sử dụng rộng rãi các công cụ công nghệ có thể bắt nguồn từ phương thức giáo dục và đào tạo ở nhà trường, môi trường tiếp cận. Mặc dù, AI hiện vẫn chưa thâm nhập vào chương trình giảng dạy của trường báo chí nhiều như với mạng xã hội, nhưng tác động của AI trong báo chí là một phần trong quá trình giáo dục của họ.
Điển hình, các mạng xã hội lớn như Google đã giới thiệu cho các tổ chức tin tức lớn, New York Times, Washington Post và The Wall Street Journal, một phần mềm mới “trợ lý cá nhân” dành cho các nhà báo. Qua đó, khi những công cụ này trở nên phức tạp hơn và việc sử dụng chúng ngày càng phổ biến, có một điều chắc chắn: việc đào tạo cách sử dụng chúng đúng cách sẽ rất quan trọng.
Ông Hồ Minh Sơn khuyến nghị, các nhà báo tương lai hiểu cần hiểu tầm quan trọng về những cạm bẫy, rủi ro cũng như tiềm năng của những công cụ khoa học công nghệ này. Ví dụ: một số thông tin sai lệch, các nhà báo mới sử dụng AI để tạo hoặc chỉnh sửa nội dung có thể không nhận được lợi ích đào tạo khi tự mình thực hiện công việc.
Ông Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “AI có thể cung cấp bản thảo đầu tiên tốt. Tuy nhiên, việc viết cầnphải sàng lọc suy nghĩ của nhà báo, nhưng nếu bỏ qua công việc đó, nhà báo sẽ trở nên nông cạn hơn và có ít hiểu biết ít sâu sắc hơn”. Đồng thời, các kỹ thuật nền tảng của báo chí: báo cáo thực tế, phỏngvấn với các chuyên gia và tổng hợp thông tin mới; đòi hỏi sự tương tác giữa con người với nhau, giải quyết vấn đề phức tạp và khả năng phán đoán hợp lý. Từ đó, các nhà báo trẻ cần tìm nhiều hơn vềmạng lưới nguồn tin, quan hệ công chúng và các chuyên gia đáng tin cậy để xác minh và tìm nguồn những câu chuyện mang tính thông tin, hữu ích và kịp thời. AI tạo sinh sử dụng thuật toán học máy và được đào tạo trên các bộ dữ liệu khổng lồ cho phép chúng tạo nội dung mới được mô phỏng theo những gì đã có trước đó để đáp ứng các lời nhắc. Bên cạnh điều này khiến chúng trở thành một công cụ tóm tắt và giải thích mạnh mẽ, công nghệ tiếp tục phát triển các ứng dụng mới, liệu các nền tảng này có thể cung cấp thêm thông tin chính xác, có thể viết các tin bài nóng hổi hay báo chí điều tra hay không vẫn chưa được chứng minh.
Theo ông Sơn chia sẻ khi AI trở thành một phần của báo chí, vấn đề này khiến các phóng viên, nhà báo trẻ trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, vai trò của phóng viên là rất quan trọng, là người viết và truyền tải thông tin cho công chúng, là người kiểm soát và giám sát AI để đảm bảo tính xác thực và minh bạch của thông tin. Thế nhưng, phóng viên cần có những kỹ năng và kiến thức mới để có thể hợp tác hiệu quả với AI…
“Nhà báo AI” – Liệu có thể thay thế một số nhà báo trẻ của các cơ quan truyền thông
Ảnh minh hoạ
Về vấn đề này, ông Hồ Minh Sơn khẳng định trên thế giới AI được biết đến khá sớm đối với ngành công nghệ báo chí…Ví dụ: Hãng tin AP đã sử dụng ứng dụng AI vào năm 2014 đối với việc sản xuất tin tức báo cáo kinh doanh và tóm tắt tin thể thao. Sau đó, vào năm 2018, hãng thông tấn Tân Hoa Xã từng giới thiệu MC nam AI. Đầu năm 2023, họ cũng ra mắt MC nữ AI.
Theo tìm hiểu của ông Sơn trong một chuyến thăm Viện truyền thông của Liên bang Nga, nhiều nhà báo từng dùng AI để hỗ trợ công việc đều kết luận rằng, AI vẫn chưa đủ tốt để thay thế các nhà báo.AI hiện tại có thể tự động hóa khoảng 15% công việc của phóng viên, 9% công việc biên tập viên.Mặc dù vậy, chắc chắn rằng hệ sinh thái báo chí sẽ có các thay đổi lớn, vì sẽ gây quan ngại về cách thức và phạm vi sử dụng AI.
Cùng với đó, AI đang dần tiến bộ nhưng tiềm năng loại bỏ hàng loạt vị trí trong nền kinh tế như báo chí thì chưa thể. Ồng Sơn khuyến nghị AI sẽ đóng nhiều vai trò khác nhau để hỗ trợ một nhà báo nhất là các nhà báo trẻ hiện nay mà thôi. Vì, tin tức do AI viết khó có thể thay thế tin tức do con người viết là người đọc không sử dụng phương tiện truyền thông theo cách hoàn toàn lý trí. Người đọc báo không muốn nghe sự thật “trần trụi” mà còn muốn có thêm những thông tin thú vị khác, dù chúng không hoàn toàn có giá trị. Đặc biết, vấn đề pháp lý liên quan đến AI trong ngành báo chí cũng là một yếu tố then chốt mà các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa thể khẳng định…
Các cơ quan truyền thông, báo chí cần làm gì trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của AI?
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ, các tòa soạn, cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo, biên tập viên đang đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội trong định hướng sáng tạo nội dung trước sự ảnh hưởng của AI.
Theo ông Sơn cho hay, nhiều cơ quan báo chí ở nước ta đã từng bước áp dụng các công nghệ số hiện đại như AI, IoT, Cloud, Big Data…trong các hoạt động của họ. Hầu hết các cơ quan báo chí lớn đều đã trở thành các đơn vị báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, sử dụng các hình thức truyền tải tin bài hiện đại như E-magazine, Interactive, Infographic, Story scroll…Ứng dụng AI cũng đang được bước đầu ứng dụng vào báo chí với những hình thức ngày một phổ biến hơn: Podcast, Text to Speech, Text to Video…Phân tích dữ liệu người dùng và gợi ý các nội dung yêu thích của độc giả cũng là một ứng dụng AI mà một số toà soạn lớn cũng đã bước đầu triển khai áp dụng, cũng như một số báo đã triển khai mô hình Premium – thu phí độc giả trên một nhóm nội dung chất lượng cao.
Như vậy, sự dịch chuyển từ báo chí truyền thống sang báo chí thích ứng, sáng tạo diễn ra do sự thúc đẩy của công nghệ số, trong đó AI và Chat GPT. Mặc dù vậy, các công nghệ này vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, các tòa soạn có thể hưởng lợi từ việc áp dụng Chat GPT và các công cụ tương tự vào quy trình sản xuất tin tức hiện đại.
Ông Hồ Minh Sơn cho rằng có 2 trường phái về khái niệm AI. Strong AI: Có thể tạo ra thiết bị có trí thông minh và các chương trình thông minh hơn người; Weak AI: Chương trình máy tính có thể mô phỏng các hành vi thông minh của con người”. AI tự động hóa các công việc và phân tích dữ liệu theo cách mà đôi khi vượt trội hơn con người. Có thể thấy, những thuật toán do AI đưa ra chỉ là những mô phỏng so với bộ não con người. Bộ não con người là vô cùng phức tạp, cho đến nay khó có một phần mềm hay máy tính nào có khả năng đưa ra những phán đoán giống bộ não con người.
AI là công nghệ mô phỏng quá trình suy nghĩ và hành động của con người trên hệ thống máy tính với mục đích tự động hóa các hành vi của con người, từ đó máy móc có thể làm thay con người trong nhiều lĩnh vực. Các phần mềm có thể nhập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nhận biết các xu hướng và các kiểu mẫu rồi áp dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên để đặt ngôn ngữ ấy vào các ngữ cảnh cụ thể.
Từ đó, các cơ quan báo chí cần có những chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, từ đó tăng nhanh khả năng phát triển trí tuệ nhân tạo. Cần cân nhắc kỹ khi đánh giá việc có nên tự xây dựng hệ thống AI của riêng mình hay hợp tác với các công ty công nghệ khác. Cần đầu tư bài bản vào việc hoàn thiện hệ thống AI, liên tục tạo ra những tin bài cung cấp thông tin và làm hài lòng độc giả. Công nghệ trí tuệ nhân tạo thay đổi và học hỏi từng ngày nên xây dựng khả năng thích ứng với công nghệ mới phụ thuộc vào hai yếu tố chính như nghiên cứu và đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực giỏi có thể làm giảm thiểu đến mức thấp nhất sự mơ hồ, thiếu hiểu biết về vai trò của công nghệ, từ đó tạo động lực cho các nhà báo chủ động hơn trong việc đưa ra các sáng kiến mới, Ông Sơn khuyến nghị thêm.
Cũng theo ông Sơn các cơ quan báo chí phải đảm bảo sự bảo mật thông tin, không chỉ là những nguy cơ bị xâm nhập an ninh mạng, mà luôn phải duy trì các yếu tố về an toàn thông tin như: tính bảo mật nhằm đảm bảo dữ liệu không bị lộ, những người không được phép xem, sẽ không được xem; tính toàn vẹn: đảm bảo thông tin không bị thay đổi, từ khi nó được tạo ra hoặc chỉ được chính thức chỉnh sửa bởi người có thẩm quyền. Có thể ngăn chặn được lượng thông tin không chính xác hay tin chỉ chính xác một nửa, tin giả; tính sẵn sàng: đảm bảo thông tin luôn sẵn sàng khi cần đến; tính xác thực: chống lại mạo danh và chống bắt chước…
Ông Sơn cũng cho biết thêm đối với những sản phẩm báo chí chất lượng cần có sự kết hợp giữa con người và AI: AI gợi ý về các giới hạn phạm vi và mức độ quan tâm tin tức đối với độc giả, từ đó giúp nhà báo đưa tin trong phạm vi mà họ quan tâm. Máy tính không thể thực sự đưa ra cho nhà báo ý tưởng cụ thể để viết, nhưng có thể đề xuất điều gì đó xứng đáng để đưa tin. Vai trò của nhà báo trong quá trình AI trợ giúp này là sự sáng tạo và góc nhìn riêng để có thể khai thác tài nguyên về chủ đề mà AI đã gợi ý; Nhà báo có thể tiết kiệm được thời gian khi sử dụng những tin tức mà hệ thống AI đem lại cho họ khi sáng tạo thông tin trên báo chí; AI sẽ chủ yếu thực hiện các bài báo thiên về tường thuật trực tiếp, không đi sâu vào phân tích, kể chuyện, đưa ra góc nhìn của nhà báo về vấn đề mà đơn giản chỉ là thông tin lại sự kiện đó; Các cơ quan báo chí phải có khả năng sản xuất được nhiều loại định dạng và phân phối nội dung qua các nền tảng khác nhau. Công nghệ này hoạt động dựa trên việc hiểu bản chất nội dung của một bài báo, từ đó sáng tạo lại theo những platform đa dạng, phát triển sản phẩm thông tin đa phương tiện…
Từ chia sẻ trên, thì trí tuệ nhân tạo sẽ giúp các nhà báo truyền tải các câu chuyện hay hơn đồng thời đảm bảo đưa được nội dung đến đúng đối tượng độc giả. AI không chỉ khiến cho máy móc tự học những điều mới mẻ mà nó cũng khiến độc giả và nhất là các nhà báo, phóng viên phải có tư duy để có thể tạo ra những giá trị mới từ cái nhìn của con người. Mỗi nhà báo, người làm báo cần phải thường xuyên trau dồi năng lực, phẩm chất, tìm tòi học hỏi để làm chủ công nghệ, chứ không thể để công nghệ dẫn dắt và làm chủ lại các cây bút tâm luôn sáng, bút luôn trong…
Văn Hải – Trần Danh