(TVPLO) – Vừa qua, có một số doanh nghiệp thành viên và cá nhân đã gửi thư đến Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE). Qua đó, nhờ tham vấn pháp lý liên quan đến việc hôn nhân gia đình và niên hiệu về độ tuổi có điều khiển được phương tiện khi tham gia giao thông hay không?
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù (Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP). Đồng thời, người ở ngưỡng tuổi 58 vẫn có lái xe bằng D…
Án treo có được kết hôn hay không?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ tại khoản 2, điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì các hành vi sau đây sẽ bị cấm: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Yêu sách của cải trong kết hôn; Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Căn cứ theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định như kết hôn giả tạo, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn…
Do đó, người đang hưởng án treo không bị tước quyền nhân thân trong đó có quyền đăng ký kết kết hôn nên bạn vẫn có thể đăng ký kết hôn. Bạn có thể đăng ký kết hôn tại nơi cư trú của một trong 2 bạn. Khi đăng ký kết hôn thì vợ chồng bạn cùng phải có mặt tại nơi đăng ký.
58 tuổi có lái xe bằng D được không?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ vào điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể về tuổi và sức khỏe người lái xe: Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); Người đủ 27 tuổi trở lên được lái ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); Tuổi tối đa của người lái ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Cùng với đó,người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.
Do vậy, giấy phép lái xe hạng D cấp cho người lái ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định thời hạn của giấy phép lái xe như sau: Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn; Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp; Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp; Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.
Như vậy, người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi (tức bằng lái xe hạng D) và không có quy định về độ tuổi tối đa được cấp bằng lái xe hạng D. Ngoài ra, chỉ giới hạn độ tuổi tối đa đối với người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (tức bằng lái xe hạng E) nên người 58 tuổi vẫn đủ điều kiện lái xe hạng D theo quy định. Như vậy, nếu bạn có bằng lái xe hạng D rồi thì có thể lái tất cả các hạng xe dưới hạng D này mà không cần phải hạ bằng xuống.
Với vai trò là nhịp cầu nối, Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE luôn xem công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, doanh nghiệp thành viên và người dân. Do đó, giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tổ chức thường xuyên tuyên truyền, phố biến pháp luật bằng nhiều hình thức, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong nhiều Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã khẳng định công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Đây là những khung pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho công tác PBGDPL và hỗ trợ pháp lý đi vào nề nếp và nâng cao hiệu quả của công tác này.
Trung tâm TTLCC đã lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả, ý nghĩa xã hội của hoạt động tư vấn pháp luật. Bởi vì, khi đó tư vấn pháp luật không chỉ phục vụ một người mà là phục vụ nhiều người cùng lúc. Kết quả là một lời khuyên đúng đắn không chỉ được áp dụng trong một trường hợp mà được nhân lên nhiều trường hợp, được sử dụng nhiều lần thay vì một lần. Hơn nữa, đây cũng là một cách thức hữu hiệu để thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển, đa dạng hóa các kênh tuyên truyền pháp luật.
Tin rằng, khi các doanh nghiệp tham gia thành viên của Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC bởi chúng tôi là những người gần gũi và nắm bắt được nhịp sống, nhịp kinh doanh, cái cảm xúc tâm lý của cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, tư vấn để hỗ trợ và đồng hành cùng Doanh nghiệp, người dân. Những hoạt động thực tế này đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp, của người dân…
Văn Hải – Tuấn Tú