(TVPLO) – Năm 2024 thị trường lao động Việt Nam dựa trên trên nền tảng những chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành lao động – thương binh và xã hội đều đảm bảo. Trong đó, duy trì tỉ lệ thất nghiệp dưới 4%; lao động qua đào tạo đạt gần 69%, trong đó lao động được cấp chứng chỉ, bằng cấp 28%. Tuy nhiên, những thách thức mới đến từ tình hình thế giới, sự phát triển như vũ bão của công nghệ khiến chúng ta phải có những giải pháp hết sức nhanh nhạy và phù hợp.
Ảnh minh hoạ
Theo tìm hiểu của Viện IMRIC phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) cho thấy, lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động tính từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước. Số lao động có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,55%, đạt mục tiêu cả năm dưới 4%. Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn so với số lao động bị mất việc, thôi việc; số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (217,7 nghìn doanh nghiệp) cao hơn so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (172,6 nghìn doanh nghiệp) nên đã có thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Chia sẻ về điều này, ThS. Mai Thanh Hải cho rằng trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều khó khăn, tìm việc với lao động trẻ đã khó, với lao động lớn tuổi (35 đến trên 40 tuổi) càng chật vật hơn. Thế nhưng, theo các chuyên gia, vẫn có nhiều cơ hội việc làm dành cho người lao động lớn tuổi, nhưng để nắm bắt được, người lao động lớn tuổi cần chủ động nâng cao tay nghề, cập nhật những kiến thức mới về công việc và quan tâm tìm hiểu, nắm bắt xu hướng của thị trường lao động.
Qua đó, nền kinh tế của chúng ta vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động của kinh tế toàn cầu. Vì vậy, thị trường lao động Việt Nam vào cuối năm 2023 có sự tiến triển nhất định khi nhiều doanh nghiệp có đơn hàng mới, mở rộng kinh doanh và các dự án trọng điểm bắt đầu đi vào hoạt động. Nhu cầu tuyển dụng dần khởi sắc trở lại đã tạo ra những hy vọng tươi sáng cho bức tranh lao động, việc làm trong năm mới.
Theo khuyến nghị của ThS. Mai Thanh Hải thị trường lao động đang tồn tại nghịch lý rằng nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm, thế nhưng nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động theo ý muốn. Một số nhiệm vụ cụ thể: Lao động khu vực phi chính thức (lao động tự do) ngày càng cao; Nhân lực phân bố không đồng đều giữa các khu vực, ngành kinh tế, làm mất cân đối nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm. Hiện quy mô đào tạo lao động kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, thua rất nhiều so với quy mô đào tạo trình độ cao đẳng, đại học; Tình hình vi phạm pháp luật lao động còn nhiều, khi thanh tra hay có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì doanh nghiệp vẫn không chấp hành, nhất là xử phạt liên quan nợ bảo hiểm xã hội; Công tác dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, giao dịch việc làm (tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động) còn chưa hiệu quả…
Cũng theo ThS. Mai Thanh Hải cho biết việc tuyển dụng lao động phụ thuộc vào vị trí việc làm ở từng doanh nghiệp. Ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động làm trong dây chuyền sản xuất thì họ tuyển người trẻ, có sức khỏe tốt, trình độ sơ cấp đổ lại. Các doanh nghiệp bên ngoài khu công nghiệp thường tuyển dụng lao động trẻ bởi sự thích ứng với công việc, sẵn sàng tiếp cận công nghệ. Nhưng vẫn có những doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới lao động trẻ mà chú trọng cả những nhân sự có kinh nghiệm, năng lực, lao động lành nghề, bất kể tuổi tác. “Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tuyển trưởng – phó phòng đều chỉ yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực, không đặt nặng vấn đề tuổi tác”.
Có thể thấy, vấn đề tạo việc làm phù hợp với kinh nghiệm, năng lực chuyên môn nghề nghiệp và sức khỏe của người cao tuổi, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách, vừa bảo đảm quyền làm việc, đóng góp cho xã hội của người cao tuổi, vừa sử dụng được kinh nghiệm và chất xám của lực lượng lao động đặc biệt này, góp phần bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội và phát triển đất nước.
Ngày 10/1/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế. Sau một năm thực hiện Nghị quyết này, thị trường lao động vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải tiếp tục chấn chỉnh, điều chỉnh các giải pháp để tiếp tục thực hiện trong năm 2024
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới. Dự báo, đến năm 2038, nhóm người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 20% dân số. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ có tỷ lệ người cao tuổi tương đương với các nước có dân số già nhất. Ngoài ra, khoảng 70% số người cao tuổi ở Việt Nam sống tại khu vực nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% số người cao tuổi không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa tới 30% số người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp. Tỷ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo cao (khoảng hơn 20%).
Phân tích thêm, ThS. Mai Thanh Hải cho hay thị trường lao động Việt Nam dù đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn tồn tại những mặt hạn chế như sự mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung – cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu. Chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Điển hình, có chương trình đào tạo và tái đào tạo; Khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng người cao tuổi; Sáng tạo trong công việc; Có chính sách bảo vệ và quyền lợi; Hỗ trợ tâm lý và tư duy…
Năm 2024, các chính sách về tiền lương, điều kiện làm việc đang được cải cách, sửa đổi cùng các chính sách an toàn, vệ sinh lao động, chính sách trợ cấp thất nghiệp và bảo vệ việc làm cũng sẽ tạo nên những nét mới giúp cho thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn…Việc tạo việc làm cho người cao tuổi cần phải xem xét các yếu tố địa phương, văn hóa và pháp luật. Cùng với đó, hỗ trợ người cao tuổi trong việc tìm kiếm công việc không chỉ là một vấn đề xã hội quan trọng mà còn có thể tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội rất lớn cho một quốc gia.
ThS. Mai Thanh Hải dẫn đầu đoàn doanh nghiệp thành viên Viện IMRIC xúc tiến thương mại, giao lưu với các doanh nghiệp Trung Quốc vào cuối năm 2023
Tin rằng, việc tạo cơ hội việc làm không chỉ cải thiện quyền lợi của người cao tuổi là một thách thức to lớn đối với Chính phủ và xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh dân số ngày càng già hóa. Cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để giải quyết các vấn đề này và tạo một môi trường thuận lợi cho người cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động và cuộc sống xã hội./.
Văn Hải – Mỹ Huyền/Nguồn Viện IMRIC