(TVPLO) – Vừa qua, một số doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) tìm hiểu về việc ngân hàng có được cung cấp thông tin của chủ tài khoản, cho vay tiền không có giấy ghi nhận nợ có được không?…
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp như sau: Hiện nay rất nhiều người dân và doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc ngân hàng có được cung cấp thông tin chủ tài khoản cho người khác không. Đồng thời, việc cho vay tiền không có giấy tờ diễn ra khá phổ biến. Do vậy, khi tranh chấp xảy ra, rất nhiều người lo lắng liệu có đòi lại được tiền hay không?
Ngân hàng có được cung cấp thông tin chủ tài khoản cho ngừoi khác hay không?
Ảnh minhn hoạ
Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 117/2018/NĐ-CP về việc bảo mật và cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nghị định này quy định tương đối chặt chẽ việc bảo vệ bí mật, thông tin khách hàng tại các ngân hàng. Nghị định nêu rõ, thông tin khách hàng của ngân hàng phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng, nghị định này và pháp luật có liên quan.
Qua đó, ngân hàng không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng (mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập…) cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
Như vậy, ngân hàng chỉ được cung cấp thông tin khách hàng trong hai trường hợp: Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng được quy định tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; Có sự chấp thuận của khách hàng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba khi không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định chỉ rõ, khi khách hàng thấy ngân hàng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp, sử dụng thông tin của mình không đúng quy định có quyền khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Do đó, Nghị định 117/2018/NĐ-CP, ngân hàng chỉ được cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng được quy định tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội hoặc có sự chấp thuận của khách hàng.
Cho vay tiền không có giấy ghi nợ có đòi được không?
Ảnh minhn hoạ
Cho vay tiền giữa các cá nhân với nhau là giao dịch dân sự rất phổ biến. Khi cho vay tiền hoặc tài sản các bên cần xác lập hợp đồng vay hoặc giấy vay tiền để có thể có căn cứ đòi nợ về sau. Tuy nhiên, vì tin tưởng, ví dụ như vay tiền giữa bạn bè, người thân,… hoặc lý do nào khác, nhiều người vẫn có thể dễ dàng cho nhau vay một khoản tiền mà không cần giấy tờ ghi nợ, chỉ thông qua nói chuyện, tin nhắn hay gọi điện thoại,…Trong đó, khi có tranh chấp xảy ra, rất nhiều người lo lắng về việc liệu có đòi lại được tiền nếu cho vay không có giấy tờ chứng minh.
Căn cứ vào điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Căn cứ tại điều 463, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, pháp luật không có quy định nào yêu cầu khi cho vay tiền thì phải lập và ký giấy nợ. Việc cho vay tiền, vay tài sản theo quy định hiện nay hoàn toàn có thể xác lập thông qua lời nói, bằng văn bản hoặc băng hành vi cụ thể tùy vào sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, trường hợp cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh như hợp đồng cho vay thì giao dịch vẫn có hiệu lực pháp luật nếu được giao kết bằng hành vi cụ thể của các bên.
Khi bên vay tiền không hoàn trả số tiền cho vay khi đến hạn, bên cho vay có thể áp dụng các biện pháp sau: Thỏa thuận với bên vay về việc kéo dài thời hạn trả nợ; Nếu hai bên không thỏa thuận được, bên vay có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án. Trong trường hợp bên cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh giao dịch thì phải bằng mọi cách chứng minh được việc cho vay như bản ghi âm, ghi hình cuộc nói chuyện khi cho vay; lời khai của người làm chứng hoặc sự xác nhận của bên vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác… để làm căn cứ khởi kiện, giải quyết tranh chấp trước Tòa án.
Căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015, nếu bên vay có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nhằm chiếm đoạt tài sản thì bên cho vay có thể tố giác đến cơ quan công an về Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp giải quyết các tranh chấp liên quan đến cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bên cho vay tiền nên xác lập hợp đồng vay bằng văn bản để có bằng chứng chứng minh, đảm bảo cho việc đòi nợ về sau.
Khẳng định công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, cùng việc cung cấp thông tin và tư vấn hỗ trợ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp là những hoạt động quan trọng của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC trong việc đảm bảo tính công bằng, chính đáng, và đảm bảo quyền lợi của thanh niên trong hệ thống pháp luật. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật: Để đảm bảo mọingười dân và doanh nghiệp hiểu rõ về pháp luật…Vì lẻ đó, Trung tâm đã tổ chức tham vấn pháp lý thường xuyên về các chương trình tuyên truyền và phổ biến thông tin về các quy định pháp luật liên quan…Điều này, có thể được thực hiện thông qua hội thảo, sự kiện cộng đồng, trang web, mạng xã hội, và các phương tiện truyền thông khác.
Viện IMRIC và Viện IRLIE giao Trung tâm TTLCC thực hiện công tác giáo dục pháp luật: Tạo cơ hội cho người dân và doanh nghiệp tham gia vào các khóa học hoặc chương trình giáo dục về pháp luật. Các khóa học này có thể tập trung vào hiểu biết về quyền và trách nhiệm, quy trình tòa án, và quy định pháp luật liên quan. Từ đó, cung cấp thông tin và tư vấn pháp lý: Để giúp người dân, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhỏ và siêu nhỏ hiểu và thực hiện đúng pháp luật, về các quy định pháp luật, quy trình tòa án, và cách thức tìm kiếm hỗ trợ pháp lý. Người dân, doanh nghiệp có quyền tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp lý để giải quyết các vấn đề pháp lý cá nhân.
Từ đó cho thấy, việc hỗ trợ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp: Trung tâm TTLCC luôn cung cấp các luật gia, luật sư, tư vấn viên và đa dạng đội ngũ cộng tác viên tư vấn pháp luật có thể cung cấp tư vấn và đại diện pháp lý cho người dân, doanh nghiệp trong trường hợp họ gặp vấn đề pháp lý. ViệnIMRIC phối hợp Viện IRLIE giao Trung tâm TTLCC luôn tạo môi trường an toàn: Để giúp người dân, doanh nghiệp tự tin tiếp cận hệ thống pháp luật, luôn tạo môi trường an toàn cho họ để hỏi và tìm hiểu về các vấn đề pháp lý. Điều này bao gồm phương tiện truyền thông phù hợp.
Trung tâm TTLCC phối hợp với các địa phương, các trường học và tổ chức thanh niên: Tập trung tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin về tư vấn pháp lý cho họ. Hợp tác giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ với các tổ chức này có thể củng cố cơ hội để người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin và hỗ trợ pháp lý. Thúc đẩy tư duy pháp lý: Để họ có thể thấu hiểu và tương tác hiệu quả với pháp luật, cần khuyến khích phát triển tư duy pháp lý, giúp họ hiểu rõ hơn về các quy tắc, quyền lợi, và trách nhiệm pháp lý của họ.
Khẳng định rằng, qua quá trình tuyên truyền, giáo dục, và hỗ trợ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm và nâng tầm tính hiệu quả. Hợp pháp hóa tiếp cận pháp lý: Đối với những người dân, những người yếu thế, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính, TRungtâm luôn xem xét việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí và với chi phí thấp để đảm bảo họ không gặp khó khăn trong việc tiếp cận pháp lý. Tin rằng, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, và cung cấp hỗ trợ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo họ có khả năng tham gia trong hệ thống pháp luật một cách tự tin và được bảo vệ trong quá trình này. Từđó, góp công sức nhỏ của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC vào phần tạo ra một xã hội công bằng và dân chủ, nơi mọi người có quyền và cơ hội truy cập vào pháp luật.
Văn Hải – Công Danh (CTV TVVPL thuộc Trung tâm TTLCC)