Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi

Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Chuyên gia đề xuất gì?

Tháng Một 10, 2024
trong Nghiên cứu – Trao đổi
Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Chuyên gia đề xuất gì?

(TVPLO) – Theo các chuyên gia, quy định siết hạn mức cấp tín dụng như Điều 136 dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có những tác động rất lớn. Các doanh nghiệp đang rất ‘khát’ vốn để phục hồi và phát triển, nhất là khi kênh trái phiếu lâm vào bế tắc và cần thời gian dài để có thể sôi động trở lại.

Quy định về giới hạn cấp tín dụng

Ngày 15/1 tới đây, Quốc hội sẽ họp bất thường để xem xét thông qua dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Tuy nhiện, hiện dựthảo luật này vẫn còn một số vấn đề gây tranh cãi, điển hình là quy định về giới hạn cấp tín dụng.

Cụ thể, tại Điều 136, dự thảo luật nêu: “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng thương mại” và “tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại”, lần lượt giảm mạnh so với mức 15% và 25% của luật hiện hành.

Theo các chuyên gia, việc cắt giảm đột ngột dòng tín dụng sẽ tác động lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp, giống như một đoàn tàu đang chạy mà phanh đột ngột. Đặc biệt, các doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình holding, công ty mẹ – con thường có nhiều dựán cùng triển khai, mỗi dự án đều có nhu cầu đi vay vốn. Nếu các công ty thành viên cùng vay 1 ngân hàng thì lượng vốn được vay sẽ rất thấp, buộc doanh nghiệp phải chia nhỏ nhu cầu để đi vay hoặc phải thu xếp vay từ nhiều ngân hàng cho 1 dự án mới đáp ứng nhu cầu.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) còn một số vấn đề gây tranh cãi, điển hình là quy định về giới hạn cấp tín dụng.

Luật sư Trần Minh Pháp – Công ty Luật TNHH Passio Lawyers – cho rằng, đây là việc không dễ dàng bởi chính sách cấp tín dụng, khẩu vị rủi ro giữa các tổ chức tín dụng là khác nhau.

“Việc giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng đồng thời sẽ kéo theo một lượng vốn sẽ bị cắt giảm trên thị trường, trong bối cảnh các doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và việc suy thoái kinh tế toàn cầu, nay sẽ lại càng khó khăn hơn vì không đủ vốn để duy trì hoạt động kinh doanh”, vị chuyên gia lo ngại.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng các doanh nghiệp đang rất khát vốn để phục hồi và phát triển, nhất là khi kênh trái phiếu lâm vào bế tắc và cần thời gian dài để có thể sôi động trở lại.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn cần khuyến khích các tập đoàn đa ngành mạnh để có thểcạnh tranh với thế giới, giống như Hàn Quốc đã từng làm với Samsung, Hyundai… Nếu kênh dẫn vốn chính bị thu hẹp sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tàu, từ đó hạn chế lực tăng trưởng của nền kinh tế.

“Hạn mức cho vay giảm đột ngột sẽ lập tức tác động đến các tập đoàn đa ngành, trụ cột rất quan trọng của nền kinh tế, vì hệ sinh thái bao gồm nhiều công ty. Hiện tại là giai đoạn cạnh tranh, các tập đoàn vừa phải có độ lớn vừa cần có độ sâu, phải có ngành mới, lĩnh vực mới, nên không thể đứng góc độ này mà không không nhìn góc độ kia trong phát triển”, ông Hiển phân tích về rủi ro khi chính sách chỉ tập trung vào an toàn của hệthống ngân hàng.

Ngân hàng thừa tiền và nghịch lý

Không chỉ siết mạnh room tín dụng được cấp cho khách hàng, dự thảo luật còn mở rộng định nghĩa phạm vi, đối tượng về người có liên quan và mở rộng người có quan hệ huyết thống. Điều này dẫn đến tổng dư nợcấp tín dụng cho nhóm khách hàng sẽ thấp hơn trước rất nhiều. Do mối quan hệ hai chiều nên bản thân các ngân hàng cũng chịu áp lực nếu Điều 136 trong dự thảo luật được thông qua.

“Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với nghịch lý thừa tiền. Trạng thái tín dụng đang khó mà bây giờ bịđột ngột dừng thì ngân hàng cũng khó chuyển tín dụng qua khách hàng mới. Quy định quá chặt sẽ vừa làm khó các ngân hàng vừa làm giảm tính thị trường của ngân hàng thương mại”, ông Hiển cảnh báo.

Trước đó, cho ý kiến về dự án luật này khi thảo luận tại kỳ họp Quốc hội năm 2023, một số đại biểu cho rằng ngay ở hiện tại, quy định hạn mức tối đa cũng đã gây khó cho các tổ chức kinh tế. Việc điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ tối đa cho vay sẽ gây khó khăn cho người đi vay, đặc biệt là các doanh nghiệp vì phải tiếp cận cùng lúc với nhiều ngân hàng mới đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để triển khai dự án, các chi phí liên quan đến tài chính cũng sẽ cao hơn rất nhiều; đềnghị giữ nguyên quy định hiện hành về giới hạn cấp tín dụng, việc xác định lộ trình giảm như dự kiến cũng chưa đủ cơ sở.

Trường Phúc

https://tienphong.vn/sua-doi-luat-cac-to-chuc-tin-dung-chuyen-gia-de-xuat-gi-post1603057.tpo

Tags: featured

Bài viết liên quan

9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không cần nộp thuế và 5 khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế
Nghiên cứu – Trao đổi

9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không cần nộp thuế và 5 khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế

Tháng Bảy 1, 2025
Đăng ký kết hôn, chuyển nhượng đất không còn ngược xuôi hỏi thủ tục nhờ AI Pháp luật
Nghiên cứu – Trao đổi

Đăng ký kết hôn, chuyển nhượng đất không còn ngược xuôi hỏi thủ tục nhờ AI Pháp luật

Tháng Bảy 1, 2025
Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”
Nghiên cứu – Trao đổi

Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

Tháng Sáu 29, 2025
Những thay đổi đáng chú ý của Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Nghiên cứu – Trao đổi

Những thay đổi đáng chú ý của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Tháng Sáu 29, 2025
Bài sau
Nếu Luật Đất đai sửa đổi được thông qua, ngành bất động sản có tác động thế nào?

Nếu Luật Đất đai sửa đổi được thông qua, ngành bất động sản có tác động thế nào?

Recommended

Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức tọa đàm khoa học ‘Blockchain – Ứng dụng công nghệ tương lai’ lần thứ I tại Hà Nội

Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức tọa đàm khoa học ‘Blockchain – Ứng dụng công nghệ tương lai’ lần thứ I tại Hà Nội

1 năm trước
Ông Hồ Minh Sơn phân tích về khung hình phạt đối với TikToker ‘Nam Birthday’?

Ông Hồ Minh Sơn phân tích về khung hình phạt đối với TikToker ‘Nam Birthday’?

5 tháng trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Ts. Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn