(TVPLO) – Mỗi khi có địp đến Tây Đô không ai quên được một loại nước mắm ngon tại xứ gạo trắng nước trong…Một trong những thương hiệu nước mắm truyền thống chế biến từ cá sặc Tư Hon. Từng giọt nước mắm thơm ngon được chắt lọc tỉ mỉ, trải qua quá trình ủ chượp cùng công thức gia truyền đã tạo ra hương vị đặc trưng khiến người dùng không thể nào quên.
45 năm giữ nguyên hương vị xưa
Có thể khẳng định, mỗi người Việt Nam thì nước mắm là một phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, chứa đựng nhiều giá trị và ý nghĩa. Chén nước mắm đã đi theo mỗi gia đình nhỏ, lưu giữ những câu chuyện của gia đình vào các bữa ăn thường nhật, giữ lại cho cuộc sống hiện đại chút hương vị truyền thống. Người Việt gửi tâm tư vào nhiều món ăn, nhưng hiếm có món ăn nào lại chất chứa nhiều cảm xúc, hàm nghĩa về gia đình và sự gắn kết nhiều như chén nước mắm.
Nước mắm là một phần không thể thiếu trong mõi bữa ăn của người Việt
Cơ sở sản xuất Trần Văn Hon ra đời từ năm 1977 do ông Trần Văn Hon làm chủ cơ sở (toạ lạc tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) sản phẩm của cơ sở sản xuất mắm Tư Hon bao gồm: nước mắm và các sản phẩm chuyên về mắm như mắm cá, dưa mắm,… đều mang hương vị xưa, đặc biệt là nước mắm cá sặc.
Cá nguyên liệu làm mắm được đánh bắt tự nhiên trên hệ thống sông ngòi
Cá sặc (Snakeskin Gourami), tên dân gian gọi là cá sặc bướm, là loài cá nước ngọt, thân nhỏ dẹt, thịt thơm, bùi ngọt, thường làm món ngon đãi khách nơi miền Tây sông nước. Cá được đánh bắt tự nhiên trên hệ thống sông ngòi vào mỗi mùa nước nhảy (tháng 7-10 Âm lịch), sau đó được xẻ khô, làm mắm hoặc làm nguyên liệu để làm món đặc sản: Nước mắm cá sặc.
Nước mắm cá sặc Tư Hon có vị ngon hơn hẳn mắm làm từ các dòng cá khác
Nước mắm cá sặc Tư Hon là số ít đặc sản có được từ món quà quý của thiên nhiên. Có lẽ do sự khác biệt từ chính vị cá sặc, từ sự quý giá của nguyên liệu này. Do là loài cá nước ngọt nên khi làm mắm đã tạo ra hương vị hơn hẳn mắm làm từ các dòng cá biển do độ muối trong thịt và khả năng tạo mắm trong quá trình ủ.
Cá được khai thác đánh bắt tự nhiên, người thợ chọn ra những con cá tươi, bỏ ruột, làm sạch, vào muối và vào quá trình ủ chượp theo công thức, thời gian ủ kéo dài từ 18 tháng trở lên, sau đó được bỏ bã, lọc ra nước mắm nguyên liệu, nấu chín theo công thức truyền thống ở nhiệt độ 100 độ C. Tiếp đó, nước mắm sẽ được qua giàn lọc, lọc kỹ với nhiều công đoạn. Sau lọc sẽ cho ra thành phẩm màu nâu cánh gián, sánh, có vị mặn của muối vùng châu thổ Cửu Long, đượm hương vị đặc trưng, vị ngọt thơm của cá sặc.
Mãi mãi lưu truyền, lan toả sản phẩm làng nghề nghề truyền thống quê hương
Xưa người dân vùng Thới An (Ô Môn – Cần Thơ) cũng hay làm mắm cá Sặc để mời khách và dùng trong những dịp lễ Tết, số ít bán cho bà con vùng lân cận, du khách ghé thăm.
Cơ sở sản xuất nước mắm Trần Văn Hon
Trong đó, yêu cầu khắt khe của quy trình ủ trong thời gian dài, lại phải nấu chín nên người làm càng ít. Tư Hon là thương hiệu hiếm hoi còn lại qua các thế hệ của gia đình hơn 45 năm làm nghề. Bà Tư xưa trẻ gắn với con cá, chum mắm, giờ chuyển lại cho đời sau tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống quê hương.
Nước mắm cá sặc Tư Hon được chứng nhận sản phẩm OCOP TP. Cần Thơ
Ngoài ra, người dân nơi đây biết cách vận dụng giữa áp dụng công thức chế biến truyền thống với những thiết bị hiện đại, sản phẩm nước mắm cá Sặc Tư Hon giữ nguyên được hương vị quê xưa.
Các sản phẩm nước mắm cá Sặc Tư Hon giữ nguyên được hương vị quê xưa
Được sản xuất trên dây chuyền mới khép kín, hiện đại cho phép cơ sở nâng cao cả chất lượng và sản lượng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm, cùng sự kiểm định chặt chẽ an toàn trước khi đến với người dùng. Cơ sở nước mắm Tư Hon cung ứng cho thị trường cả nước, nhiều nhất cho người tiêu dùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Mới đây, nước mắm Tư Hon vinh dự được Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Theo An Bình – Quang Huy/Bestlife.net.vn