(TVPLO) – Lực lượng CSGT không được gọi điện, nhắn tin thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo. Người nhận thông báo đến trụ sở cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở công an xã, phường, thị trấn, công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính. Đồng thời, sử dụng rượu bia tham gia giao thông là điều không hiếm gặp tại Việt Nam. Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân chính, đáng báo động gây nên tai nạn giao thông hiện nay. Bên cạnh đó, khi có đủ giấy tờ chứng minh vì đưa người đi cấp cứu mà phạm luật, cảnh sát giao thông sẽ cân nhắc về việc xử phạt.
Trong thời gian gần đây, nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã gửi thư về Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) xoay quanh việc nhận cuộc gọi thông báo về việc vi phạm khi tham gia giao thông, sử dụng rượu bia tham gia giao thông, lái xe đưa người đi cấp cứu vi phạm luật có bị xử phạt hay không. Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thừa uỷ quyền Viện IMRIC và Viện IRLIE xin phúc đáp như sau:
Cảnh sát giao thông có gọi điện để thông báo phạt nguội hay không?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau: Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan; Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính, nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm (khi được trang bị hệ thống mạng kết nối gửi bằng phương thức điện tử).
Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nhưng Công an xã, phường, thị trấn chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm; Gửi thông báo (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.
Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin). Qua đó, theo quy định trên, khi thông báo phạt nguội thì cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính về giao thông sẽ thông báo bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin) cho người vi phạm.
Vi phạm nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy và xe ô tô sẽ tùy thuộc nồng độ cồn được đo trên 100 mililít máu hoặc 1 lít khí thở. Cụ thể: Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng; Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng; Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Đồng thời, phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng; Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng; Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng. Cùng với đó, trường hợp trên rất có thể người đó đã vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở nên mới bị xử phạt 7 triệu đồng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019 (được sửa, bổ sung đổi bởi Nghị định 123/2021) có thể thấy tất cả các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đều sẽ bị tạm giữ xe và thời hạn tối đa của việc tạm giữ xe là 7 ngày.
Vi phạm pháp luật khi chở người đi cấp cứu có phải nộp phạt?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ theo Điều 11 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 có quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”.
Có thể thấy, trong trường hợp này nếu không kịp thời chở người đi cấp cứu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người đó thì sẽ có thể coi là đây là tình thế cấp thiết. Song song đó, vi phạm hành chính trong tình huống này thì người lái xe sẽ được miễn xử phạt vi phạm hành chính.Thế nhưng, để giải quyết quyền lợi, người lái xe có thể làm đơn khiếu nại lên đội Cảnh sát giao thông đã xử lý vi phạm hành chính đối mình.
Việc đưa người đi bệnh viện là không cấp bách thì không đặt ra tình thế cấp thiết ở đây. Vì vậy, CSGT có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với người chạy xe. Mức phạt đối với các lỗi vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở 2 người được quy định tại điểm i, điểm k, điểm l Khoản 2, Điểm e khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng”.
Do đó, khi chở người đi cấp cứu, được xác định là tình thế cấp bách thì người điều khiển phương tiện không bị xử phạt hành chính, còn nếu chở bệnh nhân đến bệnh viện (không phải cấp cứu) thì được xác định không phải là tình thế cấp bách, người điều khiển vẫn bị xử phạt.
Có thể thấy, công tác Trợ giúp pháp lý là hoạt động thường xuyên của Viện IMRIC và Viện IRLIE cùng Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), góp phần trang bị cho người dân, các doanh nghiệp những kiến thức pháp luật cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đâylà việc làm diễn ra thường xuyên và hết sức gần gũi, tạo không khí vui vẻ để mọi người dân đều có thể thoải mái nêu ra những vấn đề băn khoăn đang gặp phải. Qua đó nếu có những vướng mắc, khó khăn của người dân, doanh nghiệp đã phần nào được giải đáp, hiểu hơn về pháp luật và một lần nữa thêm vững tin vào những chính sách, chủ chương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
Tiến sĩ, Luật gia Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)