Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kinh tế hội nhập

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần chuẩn bị gì để bứt phá về chuyển đổi số?

Tháng Mười 10, 2023
trong Kinh tế hội nhập
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần chuẩn bị gì để bứt phá về chuyển đổi số?

(TVPLO) – Với tỉ lệ hơn 90% trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cần có những giải pháp đặc thù để có thể thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và thành công…

Với tỉ lệ hơn 90% trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cần có những giải pháp đặc thù để có thể thực hiện chuyển đổi số

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành một trong những xu hướng không thể đảo ngược trong giới kinh doanh, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt ở quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam dường nhưvẫn nằm ngoài dòng chảy này.

Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), khoảng hơn 90% doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chưa thực sự hiểu biết về chuyển đổi số và tầm quan trọng của chuyển đổi số, và hơn 70% số doanh nghiệp chưa biết bắt đầu từ đâu.

Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên cấp cao, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Tiến sĩ, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam

Dẫn chứng con số thống kê này, Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên cấp cao, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Tiến sĩ, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, cũng cho biết thêm, ngoài hạn chế về mặt nhận thức, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn cản trở quy trình chuyển đổi số, bao gồm vấn đề về tài lực, nhân lực có kĩ năng số, năng lực quản trị, bảo mật thông tin…

Thêm vào đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở các vùng xa còn gặp hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng internet – “khoảng cách số” – hoặc chi phí vận hành cao hơn ngăn cản họ tiếp cận cơ hội kinh doanh. “Hành trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp này cần được thực hiện khéo léo để đem lại tính hiệu quả cao, song song với việc giảm thiểu rủi ro thất bại và gây tổn thất tài chính vốn đã hạn hẹp của tổ chức”, TS. Duy nhìn nhận.

LÃNH ĐẠO CẦN CÓ TƯ DUY SỐ

Cũng theo TS. Duy, chủ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số nên bắt đầu bằng việc đánh giá kĩ lưỡng và sâu sắc hiện trạng tổ chức của họ, bao gồm tư duy số của chính bản thân lãnh đạo, nhằm có thông tin đầy đủ để lập lộ trình chuyển đổi hợp lý.

Tư duy số ở đây được định nghĩa bằng sự kết hợp của tư duy kinh doanh (khả năng ra quyết định và mạo hiểm), tư duy thị trường (khả năng thấu hiểu khách hàng và thiết kế sản phẩm phù hợp), và tư duy học hỏi (khả năng cởi mở đón nhận cái mới và thử thách cái cũ). Cả ba loại tư duy này cần hiện hữu cùng lúc đểngười chủ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể ra quyết định và lèo lái hành trình chuyển đổi số của tổchức mình.

“Hiểu rõ được tư duy số của chủ doanh nghiệp là quan trọng vì một lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chính là khả năng ra quyết định và chuyển biến nhanh nhẹn, đặc biệt khi chủ doanh nghiệp là người nắm quyền kiểm soát vận hành và có mối quan tâm mạnh mẽ về sự thành công của doanh nghiệp mình”, TS. Duy nói.

Bên cạnh đó, việc đánh giá hiện trạng tổ chức của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nên tập trung vào ba loại năng lực quan trọng, bao gồm năng lực cảm nhận (hiểu rõ được tình hình nội bộ cũng như nắm bắt được các cơ hội trong thị trường), năng lực nắm bắt cơ hội chuyển đổi số và năng lực chuyển đổi.

Theo TS. Duy, khi phát triển ba loại năng lực này, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể thực hiện tốt các hoạt động cần thiết cho chuyển đổi số, ví dụ như thực hiện kiểm toán nội bộ để xác định hạ tầng kĩ thuật của tổ chức, mở rộng mối quan hệ qua các hoạt động giao lưu kết nối, xác định các hoạt động kinh doanh nào là cốt lõi và hoạt động nào nên thuê ngoài, và tiến hành thử nghiệm các dự án chuyển đổi số nhanh và nhỏ thay vì các dự án lớn và tốn nhiều tài nguyên.

XÁC ĐỊNH RÕ TRỌNG TÂM CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ

TS. Duy khuyến nghị, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam nên xác định rõ trọng tâm của chuyển đổi số là một hành trình hướng vào phát triển tư duy số và các năng lực quan trọng của tổ chức, thay vì nhắm vào việc ứng dụng các công nghệ đột phá mà không có lộ trình phù hợp khiến tổ chức chuyển đổi không đồng bộ hoặc bị thất bại, gây thất thoát ngân sách không đáng có.

Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể chia hành trình chuyển đổi số của tổ chức mình thành ba giai đoạn đơn giản.

Thứ nhất là số hóa quy trình (digitalisation) nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành (ví dụ: triển khai công nghệthanh toán không tiền mặt, dùng QR code, phần mềm tính tiền…).

Thứ hai là số hóa dịch vụ/sản phẩm (digitisation) nhằm tăng doanh thu (ví dụ: mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, phân tích dữ liệu khách hàng…).

Thứ ba là số hóa mô hình kinh doanh nhằm tạo tác động đột phá trong thị trường bằng cách thống nhất các giải pháp số của tổ chức.

Ngoài các lợi thế đã nhắc đến, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa còn có thể nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền và đơn vị chuyên môn, cũng như từ khách hàng và đối tác ở địa phương.

Quyết định 749/QĐ-TTg về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã đề ra các mục tiêu cụ thể và rõ ràng, xác định ý muốn huy động toàn bộ nguồn lực để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực chính quyền số, kinh tế số, và xã hội số.

Thông qua quyết định này, các dự án hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đã và đang được thực hiện bởi Chính phủ và các hiệp hội chuyên ngành. “Ngoài ra, tôi khuyến nghị doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa không chỉ lấy khách hàng làm trọng tâm khi số hóa, mà nên mở rộng phạm vi ra đểphát triển năng lực thấu hiểu và tương tác hiệu quả với các thành viên bên trong hệ sinh thái số của mình”, TS. Duy cho biết.

Điều này bao gồm khả năng hiểu được các mối quan tâm và khó khăn của những người đồng hành cùng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi số, như là các đơn vị chính quyền, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, hội ngành và đơn vị nghiên cứu/giáo dục, cộng đồng xã hội, bên cạnh khách hàng của mình.

“Từ đó, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể lên kế hoạch hợp tác, tận dụng nguồn lực và hỗ trợ của các thành viên hệ sinh thái này, cũng như thực hiện các hành động nhằm lan tỏa tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của quá trình số hóa lên trên hệ sinh thái số”, TS. Duy chia sẻ.

Chẳng hạn, quá trình số hóa của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giảm thiểu tác động xấu lên môi trường (ví dụ: hạn chế việc phá rừng bằng cách tạo việc làm mới/thay thế cho người dân bản địa), hoặc lan tỏa thông tin về sản phẩm và du lịch địa phương xa và rộng hơn bằng cách tham gia các nền tảng thương mại điện tử hoặc mạng xã hội…

Hoàng An

https://vneconomy.vn/doanh-nghiep-sieu-nho-nho-va-vua-can-chuan-bi-gi-de-but-pha-ve-chuyen-doi-so.htm

Bài viết liên quan

29 thí sinh xuất sắc vượt qua vòng thi bán kết Hoa hậu Diva Doanh nhân Việt Nam Quốc tế Toàn Cầu 2025
Kinh tế hội nhập

29 thí sinh xuất sắc vượt qua vòng thi bán kết Hoa hậu Diva Doanh nhân Việt Nam Quốc tế Toàn Cầu 2025

Tháng Năm 23, 2025
GALA DINNER HOA HẬU DIVA DOANH NHÂN VIỆT NAM QUỐC TẾ TOÀN CẦU 2025
Kinh tế hội nhập

GALA DINNER HOA HẬU DIVA DOANH NHÂN VIỆT NAM QUỐC TẾ TOÀN CẦU 2025

Tháng Năm 22, 2025
TS. Hồ Minh Sơn đánh giá cuộc thi Hoa Hậu Diva Doanh Nhân Việt Nam Quốc Tế Toàn Cầu 2025 diễn ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu, từ góc nhìn của thành viên ban giám khảo
Kinh tế hội nhập

TS. Hồ Minh Sơn đánh giá cuộc thi Hoa Hậu Diva Doanh Nhân Việt Nam Quốc Tế Toàn Cầu 2025 diễn ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu, từ góc nhìn của thành viên ban giám khảo

Tháng Năm 21, 2025
Hiệp hội VFAEA phối hợp Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á Tp. Hồ Chí Minh: Hội thoại khoa học Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác kinh tế 
Kinh tế hội nhập

Hiệp hội VFAEA phối hợp Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á Tp. Hồ Chí Minh: Hội thoại khoa học Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác kinh tế 

Tháng Năm 13, 2025
Bài sau
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Giấy mua bán đất viết tay hiệu lực pháp lý không – Công chứng xong, chủ nhà không hợp tác sang tên sổ đỏ, làm thế nào?

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Giấy mua bán đất viết tay hiệu lực pháp lý không - Công chứng xong, chủ nhà không hợp tác sang tên sổ đỏ, làm thế nào?

Recommended

Công an tỉnh Lâm Đồng triệu tập người đăng tin “Đà Lạt có biến lớn, bạo động…”

Công an tỉnh Lâm Đồng triệu tập người đăng tin “Đà Lạt có biến lớn, bạo động…”

1 năm trước
Viện IMRIC – Viện IRLIE phối hợp Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam: Trao tặng nhà tình thương tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Viện IMRIC – Viện IRLIE phối hợp Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam: Trao tặng nhà tình thương tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

10 tháng trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Luật gia Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn