(TVPLO) – Sáng ngày 30/07/2023, tại Nhà Văn hoá Thanh Niên (toạ lạc tại số 4A, đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), Đoàn công tác của Viện IMRIC do Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phó Chánh Văn phòng phụ trách miền Trung – Tây Nguyên thừa uỷ quyền của Viện trưởng Hồ Minh Sơn đã đến tham quan, trao đổi, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm tổ chức triển lãm của Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Á.
Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Á ký tặng sách cho Tiến sỹ Lê Ánh Dương thay mặt đoàn tham quan của Viện IMRIC
Như chúng tôi đã tuyên truyền trước đó, vào ngày 27/07/2023, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á đã trình làng 2 bộ sách ảnh mới có chủ đề ‘Biệt đội giữ bình yên “đất lửa”‘, ‘Tử tù, cựu tù Côn Đảo ngày trở lại’.Cuốn Biệt đội giữ bình yên “đất lửa” kể câu chuyện về đội rà phá bom mìn trên “đất lửa” Quảng Trị…Có thể thấy, trong những khung hình lại toàn là màu xanh. Cỏ xanh, rừng xanh, áo xanh, huy hiệu của tổ chức NPA/RENEW xanh và ánh mắt những chàng trai, cô gái lúc rà bom, hủy nổ cũng xanh. Hầuhết những người con nơi đất lửa Quảng Trị, tất cả đều hiểu rõ hơn ai hết rằng trên đồng, trong rừng, sườn núi, triền sông quê mình vẫn còn hàng ngàn tấn bom mìn đang im lìm đe dọa…
Đoàn tham quan của Viện IMRIC đã lắng nghe NSNA Nguyễn Á chia sẻ về qua trình sáng tác ảnh
Theo đó, trước ống kính của Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Á là người trực tiếp đi theo họ, rà từng centimet vuông đất, căng thẳng theo dõi từng tín hiệu, cẩn trọng từng động tác tháo gỡ, nín thở bấm lệnh hủy nổ, gấp gáp mà bình tĩnh cứu thương…Vì vậy cuốn sách ảnh về tìm bom gỡ mìn nhưng mắt vẫn xanh, bình thản chuyên nghiệp nhưng môi vẫn cười và tình yêu vẫn nảy nở.
NSNA Nguyễn Á ký tặng sách cho Viện IMRIC, ông là một trong 3 giám khảo của cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” do Viện IMRIC tổ chức
Tương tự, cuốn sách ảnh Tử tù, cựu tù Côn Đảo ngày trở lại theo chân những cựu tù trở lại Côn Đảo, bộ ảnh lại mang màu chủ đạo đen – đỏ từ những bộ đồng phục của đoàn. Bộ bà ba đen quen thuộc của những người thường tự giới thiệu mình thuộc “dân tộc Tà Ru”, chiếc áo đỏ sao vàng quen thuộc của tấc lòng yêu nước. Ngày trở lại là những nụ cười, những giọt nước mắt, những ký ức, những câu chuyện trong xà lim, bên tấm bia tưởng niệm… Gian khổ ngày ấy chưa phai trong những năm tháng được hạnh phúc chứng kiến hòa bình. Ước mơ ngày ấy cũng chưa nguôi trong những giấc mộng gặp lại đồng đội. Ống kính máy ảnh của Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Á đã ghi lại đủ những sắc thái tâm tình người cựu tù, lại cả những rung động bật thốt của khách du lịch tình cờ đứng nghe chuyện.
Như lời chia sẻ của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tại triển lãm mới đây đã gây ra sự xúc động lớn. Bà Trương Mỹ Hoa cho biết từng phải chịu cảnh đi tù 11 năm, trong đó có đến gần 4 năm bị giam tại Côn Đảo. Lần đầu tiên bà bị đày ra Côn Đảo là vào năm 1969, nghĩa là cách đây đã 48 năm. Sau ngày giải phóng, mỗi năm bà Trương Mỹ Hoa đều có dịp quay về nơi đây vài lần. Lần nào cũng vậy bà cảm thấy xúc động và bồi hồi. Nguyên Phó Chủ tịch nước bắt đầu bật khóc. “Tôi xúc động vì nhớ lại những năm tháng mà tôi đã sống cùng với những chị em, những dì, những chị, những tập thể của chúng tôi ở trong lao tù khắc nghiệt và trong cuộc chiến đấu chống lại sự đàn áp tàn khốc của kẻ thù”. Bà Trương Mỹ Hoa tiếp tục chia sẻ rằng chồng bà, ông Hà Văn Hiển, cũng từng có quãng thời gian 9 năm bị giam tại Côn Đảo. Bà và chồng ngày hôm trước đã ra thăm và thắp hương tại nghĩa trang Hàng Dương. Đặc biệt, bà đã giành thời gian để thăm lại khu C của trại giam, nơi an nghỉ của nhiều bạn tù là phụ nữ từng sống chung với bà trong quãng thời gian gian khổ. Bà nhắc lại tên của những người phụ nữ, là Xuân, là Hoa, là Cúc, là Thanh, là Bé Sáu. Đến đây thì bà Trương Mỹ Hoa đã không thể kiềm chế được những giọt nước mắt của mình. Bà tiếp tục kể chuyện trong tiếng nấc, khiến nhiều người cũng phải xúc động theo.
Xúc động khi đại diện Viện IMRIC nhận sách của NSNA Nguyễn Á, Tiến sỹ Lê Ánh Dương cho biết hai quyển sách Tử tù, cựu tù Côn Đảo ngày trở lại và Biệt đội giữ bình yên “đất lửa” là tập hợp các hình ảnh về chặng đường tái ngộ với cảm xúc và kỷ niệm của cựu tù, tử tù Côn Đảo năm xưa khi trở lại nơi các cô chú đã có những ngày đấu tranh anh dũng, đồng thời ghi nhận sự hy sinh và cống hiến thầm lặng của người trẻ đối với đất nước trong thời bình. Chúng tôi là những người trẻ luôn tự tìm tòi học hỏi và hai cuốn sách này như là một minh chứng của lịch sử về sự kiên trung, bất khuất của các thế hệ cha ông để Tập thể Viện chúng tôi phải tự nhắc nhở nhau không ngừng học hỏi và noi theo…
Tin rằng, ngay sau khi đi tham quan triển lãm của đoàn công tác Viện IMRIC thì ngoài mục đích tri ân và tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã mãi mãi nằm lại trong cuộc chiến nói chung, bày tỏ sự kính trọng với những tử tù, cựu tù Côn Đảo nói riêng, thông qua hai ấn phẩm của Nghệ sỹ Nhiếp ảnhNguyễn Á. Viện IMRIC còn mong muốn được nhắn nhủ đến Tập thể, CBVC Viện IMRIC phải không ngừng học tập bằng những việc làm cụ thể: “Hãy biết trân quý giá trị của hòa bình, thấu hiểu những hy sinh cao cả của nhiều cô, chú, bác ngày trước” để thực hiện nhiều hoạt động hơn hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, những người yếu thế và công tác xã hội của viện. ngày càng hiệu quả, có chiều sâu…
Trần Danh – Quang Huy