(TVPLO) – Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, doanh nghiệp IPO tại nước ngoài thành công sẽ bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức tài chính lớn, các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp…
Theo đó, có nhiều câu hỏi đặt ra, doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế gì trong việc huy động vốn qua IPO ở nước ngoài hay không? Đặc biệt, tại Mỹ thị trường tài chính lớn nhất Thế giới. Khi Vinfast công bố sẽ IPO tại Mỹ thông qua SPAC thì chủ đề này càng nóng hơn. Liệu rằng đây có phải là cơ hội để Doanh nghiệp Việt Nam vươn ra Thế giới và nâng tầm Việt Nam trong con mắt bạn bè Quốc tế hay không?
Để tìm hiểu rõ hơn về SPAC và cơ hội IPO tại nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã có một buổi trò chuyện với ông Marcus Leng, chuyên gia hàng đầu về SPAC, Phó Chủ tịch của VBS Capital, tổ chức đầu tư, huấn luyện, đào tạo, xây dựng lộ trình IPO theo cơ chế vốn cho doanh nghiệp Việt Nam về đầu tư vào doanh nghiệp cơ chế vốn…
Ông MARCUS LENG Chuyên gia Đầu tư và SPAC – Phó chủ tịch VBS Capital
Theo ông Marcus Leng chia sẻ để phát hành cổ phiếu ra công chúng, bước đầu tiên doanh nghiệp phải nộp hồ sơ, trả lời vô số câu hỏi từ cơ quan quản lý, đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt, tiêu tốn khá nhiều chi phí cho các bên tư vấn, bảo lãnh phát hành, luật sư… Vì thế nhiều doanh nghiệp chọn con đường tắt là SPAC. SPAC bản chất là một công ty vỏ bọc do một nhóm nhà đầu tư gọi vốn để thành lập, đã IPO nhưng không có hoạt động kinh doanh. Các SPAC giống như những tay thợ săn, họ tìm những doanh nghiệp muốn lên sàn theo cách “nhanh gọn” để mua lại. Khi tìm được đối tác mua lại thì diễn ra quá trình “sáp nhập ngược” – tức bán mình cho doanh nghiệp muốn niêm yết, rồi sau một thời gian bán lại vốn, chia lời cho nhà đầu tư.
Đồng thời, khi các doanh nghiệp của Việt Nam IPO thông qua SPAC sẽ có rất nhiều thuận lợi, đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển; đây là cơ hội để doanh nghiệp vươn ra thế giới, trở nên lớn mạnh và tiếp cận được nguồn vốn dồi dào từ thị trường vốn hóa tại Mỹ. Các SPAC được hỗ trợ về thủ tục pháp lý, định vị thương hiệu để IPO tại Mỹ dễ dàng hơn, ông Marcus Leng cho hay.
Từ ngoài cùng bên trái là Ông Đỗ Năng Hiếu – CEO VBS Capital; Bà Lê Thục Phương – Chủ tịch VBS Capital, Ông Paul Chong – Chuyên gia SPAC, Ông Marcus Leng – Chuyên gia IPO và SPAC – Phó chủ tịch của VBS Capital trong Lễ ký kết hợp tác chiến lược cố vấn SPAC
Theo ông Marcus Leng cho rằng thị trường tài chính chứng khoán của Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất thế giới, lớn gấp hơn 100,000 lần thị trường chứng khoán Việt Nam. Nó có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư với quy mô lớn và tiềm năng sinh lời cao. Ở Việt Nam, người ta hay nói với nhau về ‘Giấc mơ Mỹ’ là vậy. Về bức tranh toàn cảnh, thị trường Châu Á có tiềm năng tăng trưởng rất cao. Châu Á hiện đang là khu vực chứng kiến hoạt động IPO nhộn nhịp nhất thế giới, chiếm tới gần 80% doanh nghiệp IPO toàn cầu trong tháng 04 vừa qua.
Trong năm 2022, thị trường IPO tại Đông Nam Á cũng xuất hiện nhiều hơn các công ty quy mô vừa và nhỏ niêm yết. Điều này là một động lực lớn cho các doanh nghiệp có khát vọng IPO và vươn tầm quốc tế. Cơ hội cho Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện tại ở Mỹ không cho phép các doanh nghiệp từ một số quốc gia như Trung Quốc, Nga hoặc Ả Rập niêm yết trên sàn chứng khoán của họ, điều này khiến các nhà đầu tư Mỹ cần tìm kiếm những thị trường mới. Chính vì thế, cơ hội mở ra cho những khu vực khác, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được định giá cao hơn theo cách định giá doanh nghiệp của Mỹ. Nhiều lĩnh vực được ưu tiên họ sẽ rất thích đầu tư mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam ở những lĩnh vực đó, Ông Marcus Leng phân tích thêm.
VBS Capital và Học viện IPO trong buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược với Giáo Sư Lin chủ tịch Does Group Tập đoàn đào tạo hàng đầu tại Đài Loan dự kiến IPO tại Mỹ thông qua SPAC trong năm 2023
Ông Marcus Leng, nhấn mạnh: “Việt Nam đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào niêm yết trên sàn chứng khoán của Mỹ. Trong quá khứ, Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết trên thị trường Nasdaq là CAVICO vào năm 2009 thông qua SPAC. Do đó hình thức Spac này không phải là mới cả ở trên Thế giới và Việt Nam. Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chóng tại khu vực và đang thu hút rất nhiều quỹ đầu tư quốc tế tìm đến. Vì thế, Cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể IPO tại Mỹ giống như Vinfast đang mở ra rất lớn. Đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển trong 1 thị trường 100 triệu dân cùng tốc độ tăng trưởng nhanh, dư địa nhiều”.
Bà Jasmine Thục Phương – Chủ tịch VBS Capital trong hoạt động chia sẻ về Quỹ đầu tư
Dịp này, Ông Marcus Leng cũng cho rằng để có thể IPO tại Mỹ hay nước ngoài, cần có một lộ trình để xây dựng doanh nghiệp theo cơ chế vốn hướng tới mục tiêu IPO. Và đó là công việc của chúng tôi – VBS Capital. Đương nhiên nếu muốn thì doanh nghiệp nào cũng có thể thử nhưng bạn không có lợi thế sẽ không được đánh giá cao khi IPO tại Mỹ. Nhưng chắc chắn rằng cơ hội của những doanh nghiệp tốt, có tiềm năng phát triển là rất nhiều. Là đơn vị tiên phong trong việc phổ biến cơ chế vốn, đầu tư giá trị tại Việt Nam, cũng như từng đánh dấu sự lan tỏa ‘‘làn sóng IPO và SPAC’’ trong Hội nghị ‘Việt Nam IPO & SPAC Summit’, VBS Capital định vị là Tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực Cố vấn SPAC,đầu tư và đào tạo về cơ chế vốn, lộ trình IPO cho các doanh nghiệp Việt Nam bằng phương pháp huy động vốn theo cơ chế vốn và Huấn luyện thực thi để thực hiện khát vọng IPO của doanh nghiệp Việt.
Tương tự, Ông Marcus Leng cũng nhận định sự chuẩn mực trong sản phẩm, hàng hóa; tuân thủ pháp luật của nước sở tại là tiêu chí hàng đầu để doanh nghiệp Việt dễ dàng niêm yết bằng SPAC. Để tiếp cận thị trường quốc tế, thuận lợi IPO và trở thành “Unicorn” trên thế giới thông qua cơ chế SPAC, các doanh nghiệp Việt Nam nên thiết kế lộ trình “từ điểm đến ngược về điểm xuất phát” nhằm tạo thành cơ chế hoạt động vòng tròn “khép kín”. Với lộ trình này, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng, thương hiệu và chủ động xử lý các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Tức là sẽ mua lại đơn vị cung ứng nguyên liệu rồi chế biến và phân phối…nhằm tạo giá trị cao hơn cho sản phẩm đầu ra bằng quy trình giám sát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Mỹ.
VBS Capital tổ chức giới thiệu dự án ALPS Việt Nam cùng Giáo Sư Tham Seng Kong đến từ tập đoàn ALPS Global – Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học dự kiến IPO tại Mỹ năm 2023 qua SPAC với giá trị 1,3 tỉ USD
Trao đổi với chúng tôi, Ông Marcus Leng cho hay hiện có khoảng 15 ngành mà thị trường Mỹ ưu tiên khi bạn muốn SPAC. Họ sẽ định giá công ty của bạn cao hơn. Tôi có thể bật mí một chút về các ngành có lợi thế tại Việt Nam mà thị trường Mỹ khuyến khích ưu tiên khi tìm kiếm công ty mục tiêu, đó là: công nghệ, hàng tiêu dùng, y tế và chăm sóc sức khỏe; Gaming; Công nghệ sinh học và dược phẩm. Ở VBS Capital chúng tôi luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp có khát vọng vươn ra Thế giới của Việt Nam. Với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực IPO và SPAC. Chúng tôi liên tục cung cấp các thông tin của thị trường tài chính Quốc tế cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trở thành công ty toàn cầu.
Nhận định thêm về thị trường, góc độ pháp lý và truyền thông, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC). Ông Hồ Minh Sơn nhận định, đối với doanh nghiệp trong nước muốn IPO ở nước ngoài thì cần thành lập một công ty nước ngoài, sau đó sử dụng công ty nước ngoài này làm pháp nhân chính cho việc niêm yết hoặc cấp vốn trong tương lai. Cơ cấu cổ phần sẽ phản ánh tình hình thực tế của công ty được niêm yết. Có thể thành lập tại Singapore vì sở dĩ thành lập pháp nhân tại nước này do có vị trí địa lý gần với Việt Nam và đây là một trong những trung tâm tài chính nổi tiếng ở khu vực, với dòng vốn ngoại hối tự do, khả năng tiếp cận với các chuyên gia tài chính toàn cầu, cũng như mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ và lâu dài với Việt Nam. Đồng thời, các công ty Việt Nam niêm yết trong nước chỉ được phép niêm yết cho nhà đầu tư nước ngoài trên các sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài, trong khi vốn huy động trong nước phải tuân thủ các quy định của sàn giao dịch chứng khoán trong nước.
Ngoài ra, họ sẽ cần tuân thủ các quy định về kế toán, kiểm toán và chuẩn mực quản trị doanh nghiệpcủa sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài, đồng thời tuân thủ các quy định của Việt Nam về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Câu chuyện một số doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Ông Hồ Minh Sơn cho rằng việc có nhiều doanh nghiệp Việt IPO, niêm yết tại thị trường nước ngoài sẽ tạo được uy tín cho quốc gia, thu hút dòng vốn ngoại và nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế. Qua đó, khi IPO ở thị trường chứng khoán nước ngoài, ngoài vấn đề thu hút được nguồn tiền đầu tư mạnh mẽ, IPO thành công sẽ thúc đẩy cho việc xây dựng niềm tin từ nhà đầu tư nước ngoài, giúp nâng cao được vị thế, hình ảnh doanh nghiệp cũng như mở rộng được thị trường.
Việc một số doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam dự kiến IPO tại thị trường nước ngoài là quy luật song song với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian qua. Khi mục tiêu kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp có tham vọng lớn thì lượng vốn cần hấp thụ cũng tăng theo. Việc mong muốn IPO ở nước ngoài còn thể hiện năng lực pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao, đã và đang đáp ứng được đầy đủ giấy phép, điều kiện, hồ sơ và thủ tục…của các sàn chứng khoán và hệ thống pháp luật nước ngoài, Ông Sơn cho hay.
Dẫn chứng dưới góc độ pháp lý, Ông Hồ Minh Sơn cho biết sự cụ thể hóa hệ thống khung pháp lý chứng khoán như Luật Chứng khoán 2019; Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Chứng khoán (bao gồm một mục riêng hướng dẫn chi tiết chào bán chứng khoán ra nước ngoài)… đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn khi chào bán cổ phiếu ra nước ngoài. Nếu không thuộc diện lĩnh vực hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài, doanh nghiệp chỉ cần báo cáo và được sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Căn cứ theo Điều 71 Nghị định 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán thì điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp niêm yết chứng khoán ra nước ngoài là phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật. Điều này xuất phát từ thực tế rằng, Việt Nam vẫn hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài theo ngành nghề hoặc thậm chí không cho phép đầu tư.
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán ở nước ngoài “Khi được phép phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác, người cư trú là tổ chức phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện thu, chi ngoại tệ có liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng cho việc mua ngoại tệ để trả lãi, cổ tức cho nhà đầu tư nước ngoài khi mua chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam, Ông Sơn chia sẻ thêm.
Hoàng Quý – Quang Huy