(TVPLO) – Ngày 05/06/2023 vừa qua, Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã có bài viết “Cứ mỗi độ tháng Sáu về – Lạm bàn nhiều cảm xúc đong đầy với nghề báo”.
Trong bài viết có đoạn cần lắm sự cảnh báo, tăng cường sự răn đe để các đối tượng cản trở, uy hiếp người làm báo khi tác nghiệp, hệ thống chế tài của pháp luật đã được xây dựng khá hoàn chỉnh với nhiều biện pháp, bao gồm cả hình sự, dân sự lẫn xử lý hành chính. Theo quy định của Luật Báo chí có nêu “không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”…Thế nhưng ngay sau đó, vào ngày 06/06/2023, tại Hà Nội lại diễn ra việc hành hung hai phóng viên Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội đang tác nghiệp không có điều kiện chống đỡ dù đã được hai nhà báo giải thích. Mặc dù, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an quận Đống Đa) ngày sau đó đã tạm giữ hình sự hai đối tượng Phặm Văn Phương (SN 1981) và Lê Văn Hưng (SN 1984). Đồng thời, TAND tỉnh Cà Mau mới đây đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng hứa thưởng giữa nguyên đơn là ông PHC và bị đơn là bà LTL do có kháng cáo của bị đơn. Ngoài ra, gần đây dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến việc vỡ hụi với số tiền gần trăm tỷ đồng xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người phải trắng tay, lâm vào cảnh nợ nần…
Dưới góc độ pháp lý, Ông Hồ Minh Sơn sẽ phân tích về tính pháp lý của ba sự việc trên nhằm góp phần nhỏ vào việc để người dân, doanh nghiệp thấu đáo hơn về pháp luật đã quy định rất rõ về mỗi sự việc liên quan.
Người làm báo được quyền hành nghề hợp pháp và được pháp luật cũng như cả xã hội tôn trọng và bảo vệ
Ngày 06/06/2023, tại Hà Nội lại diễn ra việc hành hung hai phóng viên Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội đang tác nghiệp
Tại Việt Nam, người làm báo được quyền hành nghề hợp pháp và được pháp luật cũng như cả xã hội tôn trọng và bảo vệ. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà báo hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ của mình. Thế nhưng, gần đây đã xuất hiện tình trạng đe dọa và hành hung đối với nhiều nhà báo trong quá trình làm việc hợp pháp hoặc xâm phạm quyền hành nghề hợp pháp. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về số lượng nhà báo bị đe dọa và tấn công trong và sau quá trình làm việc hợp pháp, nhưng thông qua tin tức hàng ngày, chúng ta có thể hình dung phần nào về vấn đề này.
Sau khi theo dõi trên các phương tiện truyền thông, đối với hành vi của hai người đàn hành hung hai phóng viên trên có tính chất côn đồ, cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Trong khi đó, người phóng viên đang ở tư thế không có khả năng tự vệ, khi đó có nhiều người can ngăn, nếu không hậu quả sẽ rất nghiêm trọng…Qua đó, cho thấy đã vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận…Đặc biêt, đã xâm phạm đến thân thể của công dân, hành vi là cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động báo chí…
Theo điều 167 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017) có quy định các tội danh, điển hình: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân: Người nào sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc các phương pháp khác nhằm cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, sau khi đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm, sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ từ 3 tháng đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017), tội đe dọa giết người: Người nào đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe dọa sợ rằng hành động đe dọa này sẽ được thực hiện, sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Đối với hành vi hành hung nhà báo, phóng viên, nếu đủ dấu hiệu để cấu thành tội, có thể xem như tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 của Bộ Luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%, hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được liệt kê, sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Theo Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực báo chí, cụ thể: Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Gây chiến tranh tâm lý; Đăng, phát thông tin có nội dung: Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế: Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng; Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam; Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án; Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em; In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính; Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng; Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu; cản trở nhà báo, phóng viên trong hoạt động nghề nghiệp tuân thủ pháp luật; Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9) và (10) mục này.
Do đó, các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo và phóng viên đều bị pháp luật nghiêm cấm. Như vậy, hành vi đe dọa và hành hung nhà báo, phóng viên, nếu chưa đạt đến mức cấu thành tội phạm, sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu hành vi này đủ yếu tố để cấu thành tội phạm, sẽ áp dụng xử lý hình sự với tội danh tương ứng.
Hứa thưởng bằng miệng là một giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý
Ảnh minh hoạ
Việc hứa thưởng nhằm thúc đẩy cá nhân hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của mình. Căn cứ theo Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng; Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, việchứa thưởng được xem là một giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể. Khi đó, bên hứa thưởng sẽ đưa ra điều kiện, quy định cho người khác để thực hiện một yêu cầu nhất định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự cho một chủ thể khác.
Theo Điều 571 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc rút tuyên bố hứa thưởng chỉ được thực hiện khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố. Tại khoản 1 Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể thấy việc hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, thể hiện ý chí của một bên chủ thể không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên như hợp đồng dân sự. Đồng thời, tại Bộ luật Dân sự 2015 cũng không có quy định chế tài xử lý đối với những trường hợp không thực hiện việc hứa thưởng. Vì lẻ đó, trong trường hợp người hứa thưởng không thực hiện nghĩa vụ hứa thưởng của mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thế nhưng, việc hứa thưởng là thỏa thuận hứa thưởng được pháp luật thừa nhận nếu các bên chứng minh được tính xác thực của thỏa thuận này. Căn cứ theo Điều 570 BLDS 2015 quy định người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. Người đã hứa thưởng có thể rút lại tuyên bố hứa thưởng khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc và việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Đừng để trắng tay vì chơi hụi
Có thể khẳng định, hụi còn được gọi là họ, biêu, phường. Bản chất ban đầu của hụi vốn dĩ là hoạt động góp vốn của một nhóm người cho một người có uy tín ở địa phương, nhằm tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Hiện nay, hụi đã được định nghĩa tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, họ có thể thỏa thuận với nhau về: Số người chơi; Thời gian chơi; Số tiền chơi; Loại tài sản góp; Thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
Việc chơi hụi tồn tại khá nhiều rủi ro, dần biến tướng thành một hình thức huy động vốn với lãi suất cao. Do đó, việc chủ hụi bỏ trốn, chủ hụi giật tiền ngày càng phổ biến. Theo Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định rất chặt chẽ về vấn đề chơi hụi, nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ người chơi hụi và chủ hụi. Cụ thể: Nguyên tắc tổ chức hụi; Điều kiện làm thành viên, chủ hụi; Gia nhập, rút khỏi hụi; Văn bản thỏa thuận về hụi; Thứ tự lĩnh hụi, lãi suất; Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủ hụi.
Cơ quan công an làm việc với những người liên quan vụ vỡ hụi ở xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Chơi hụi là hình thức huy động vốn truyền thống, với lợi thế huy động vốn nhanh, lãi suất khá hấp dẫn nên đã thu hút đông đảo người dân tham gia, nhất là ở vùng nông thôn. Chơi hụi không phải là xấu, bởi nếu hoạt động đúng quy định, đó cũng là một cách góp vốn và vay vốn dễ dàng, phù hợp với mộtsố người dân. Hầu hết người chơi hụi đều dựa vào một thứ duy nhất đó chính là “lòng tin”. Bởi, những người tham gia chơi hụi đều là người quen biết nhau. Chủ hụi thường là người có uy tín vì vậy luôn tạo được sự tin tưởng cho người chơi.
Tuy nhiên, thực tế gom hụi hiện nay có nhiều biến tướng, với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Nhiều người lợi dụng việc chơi hụi để huy động vốn trái phép hoặc nặng hơn là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản…Ngoài ra, việc huy động vốn dễ dàng đã tạo cho chủ hụi có những hành vi biến tướng. Một số đường dây hụi đánh vào lòng tham của một số người dân khi đưa ra mức lãi suất chốt hụi rất cao khiến người chơi dễ dàng dính bẫy, thực chất là lấy của người sau trả cho người trước. Chủ hụi có thể lừa đảo người chơi bằng cách tạo ra nhiều dây hụi “ma”. Một khi đã gom được một số tiền nhất định, chủ hụi tuyên bố vỡ hụi hoặc chiếm đoạt tiền rồi bỏ trốn.
Trong thời gian gần đây, hầu hết hững vụ vỡ hụi nhiều năm trở lại đây đã cho thấy độ rủi ro của hình thức “góp vốn” này. Khi vỡ hụi, người dân luôn chịu thiệt thòi vì đa số chủ hụi khi tuyên bố vỡ hụi đều không còn tài sản, thậm chí bỏ trốn. Trong khi đó, người chơi khi góp vốn không có hóa đơn chứng từ để chứng minh vì thế việc xử lý để thu hồi tài sản trả lại cho người dân là hết sức khó khăn.Vì vậy, người dân cần tìm hiểu kỷ, chỉ nên chơi hụi khi thấy rõ sự an toàn; Đối với những dây hụi có lãi suất cao hơn bất thường những dây hụi khác cần cảnh giác. Mặt khác, trước khi quyết định tham gia, người chơi cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan. Cần nâng cao cảnh giác, lựa chọn những phương thức gửi tiết kiệm phù hợp, tránh chạy theo lãi suất cao, cũng như cách thức huy động vốn mập mờ.
Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), khoản 4, khung hình phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội mà giá trị tài sản trên 500 triệu đồng. Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu tài sản chiếm đoạt trị giá từ 500 triệu đồng trở lên. Tại Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định rất chặt chẽ về vấn đề chơi hụi, nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ người chơi hụi và chủ hụi. Cụ thể: Nguyên tắc tổ chức hụi; Điều kiện làm thành viên, chủ hụi; Gia nhập, rút khỏi hụi; Văn bản thỏa thuận về hụi; Thứ tự lĩnh hụi, lãi suất; Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủ hụi.
Sau khi chủ hụi tuyên bố vỡ hụi thì người dân cần thương lượng, hòa giải nếu không thành, người chơi hụi có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại tiền do bị chủ hụi giật theo trình tự sau: Người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án; Tòa án có trách nhiệm cấp ngay cho người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn; Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơnkhởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện; Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí; Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí; Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật; Tranh chấp về hụi thông thường được giải quyết theo pháp luật về dân sự, tuy nhiên, trường hợp chủ hụi có hành vi, thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì có thể cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cùng với đó, hành vi giật tiền của chủ hụi hoàn toàn có thể phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện cấu thành tội này, người chơi hụi có quyền làm Đơn tố cáo chủ hụi đến cơ quan công an để giải quyết. Khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chủ hụi có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc “phạt tù” từ 06 tháng đến 03 năm, thậm chí bị phạt tù nhiều hơn nếu có tình tiết tăng nặng hoặc giá trị tài sản quá lớn.
Văn Hải – Vương Minh