(TVPLO) – Mới đây, Viện KSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Lê Thanh Thản (Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh) về tội “Lừa dối khách hàng”. Theo đó, nhiều doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã gửi thư về thắc mắc, tìm hiểu để trong quá trình hoạt động kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, điều hành các cơ sở sản xuất, các làng nghề luôn tuân thủ và thượng tôn pháp luật…
Ảnh minh hoạ
Giải đáp về vấn đề này, Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC, TC Nhiếp ảnh và Đời sống cho hay theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015. Thì hành vi lừa dối khách hàng có thể bị phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm. Qua đó, đối với hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng không chỉ xảy ra ở một lĩnh vực mà còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau. Đây cũng là hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, lừa dối khách hàng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay…
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng quá trình kinh doanh mà có hành vi lừa dối khách hàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác cũng như xâm phạm trật tự quản lí thị trường. Theo qui định Luật hình sự Việt Nam, hành vi lừa dối khách hàng được quy định là tội danh độc lập kể từ khi Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970 có hiệu lực. Khi đó, tội này có tên là tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, tội lừa dối khách hàng đều được quy định là tội phạm thuộc Chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế”. Theo Bộ luật hình sự, tội lừa dối khách hàng đòi hỏi các dấu hiệu sau: Chủ thể có hành vi lừa dối trong việc mua bán gây thiệt hại cho khách hàng. Hành vi lừa dối này có thể được thực hiện qua các thủ đoạn như cân, đong, đo, đếm, tính gian hoặc đánh tráo loại hàng…; Hành vi lừa dối đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc chủ thể là người đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Cụ thể, tại điều 198, luật hình. sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có nêu tội lừa dối khách hàng: Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng luật.
Ngoài ra, trường hợp người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối với hành vi vi phạm khác trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng: Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn; Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng; Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng; Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ; Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự; Yêu cầu hoặc buộc người tiêu dùng thanh toán chi phí hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng; Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa không bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 trong các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn hành vi lừa dối khách hàng phổ biến nhưng có lẽ do ranh giới giữa hình sự và dân sự mong manh nên các cơ quan tố tụng để các đương sự giải quyết theo hướng dân sự. Mặt khác, trong các giao dịch hằng ngày thường giá trị không lớn hoặc hậu quả chưa đến mức bị khởi tố nên dù người bán hàng có sai nhưng không bị xử lý, hoặc do khách hàng thấy phức tạp nên cũng không tố cáo. Trong các giao dịch mua bán, quyền lợi của khách hàng (người mua) phải luôn được người cung cấp dịch vụ, sản phẩm (người bán) tôn trọng. Để bảo đảm nguyên tắc này, pháp luật cũng đã quy định rất rõ về chế tài, hình thức xử lý đối với hành vi lừa dối khách hàng…
Có thể thấy, khi kinh tế -xã hội phát triển, các giao dịch mua bán đã trở nên ngày càng phong phú, đa dạng. Thế nhưng, có nhiều nguyên nhân nên quyền lợi chính đáng của khách hàng không phải lúc nào cũng được bảo đảm, thậm chí, trong một số trường hợp, quyền lợi của khách hàng còn xâm hại nghiêm trọng với tính chất phức tạp, nguy hiểm. Qua đó, hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng không chỉ xảy ra ở một lĩnh vực mà còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau.
Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng đối với một hành vi nằm trong nhóm hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, lừa dối khách hàng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội, doanh nghiệp, cáccá nhân, các cơ sở sản xuất, các chủ làng nghề sản xuất cũng muốn thu lợi nhuận cao từ việc kinh doanh nên vẫn còn một số ít xuất hiện hiện tượng lừa dối khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, số đối tượng có hành vi lừa dối khách hàng bị truy tố trách nhiệm hình sự chưa nhiều vì lẻ đó còn nhiều Doanh nhân, các chủ cơ sở sản xuất, làng nghề vẫn còn chủ quan…Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nói người thực hiện hành vi lừa dối khách hàng là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi của mình là gây thiệt hại cho khách hàng, mà vẫn thực hiện. Tội lừa dối khách hàng gần giống với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định trong Bộ luật Hình sự, người phạm tội cũng dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền hoặc tài sản của người khác. Tội lừa dối khách hàng hành vi gian dối chỉ trong phạm vi mua bán đối với khách hàng và cũng chỉ trong việc cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Chỉ có khách hàng mới là người bị thiệt hại, đây là dấu hiệu để phân biệt tội lừa dối khách hàng với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Do vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về “Tội lừa dối khách hàng”. Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ, thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết đối với những đối tượng phạm tội “Lừa dối khách hàng”; với những vụ việc có tính chất mức độ nghiêm trọng cần tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Đặc biệt, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sẵn sàng đồng hành, tham vấn pháp lý. Song song đó, làm nhịp cầu nối với các cơ quan chức năng, làm rõ những trường hợp có biểu hiện, hành vi lừa dối khách hàng. Đặc biệt, sẵn sàng đồng hành cùng Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các làng nghề hoạch định chiến lược truyền thông, kết nối với các đối tác nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp Việt ở nước ngoài để lan toả, xây dựng thương hiệu cho cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến bạn bè thế giới…
Tin rằng, khách hàng, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ, nếu phát hiện hành vi lừa dối của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ thì cần chủ động trình báo, hợp tác với cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.
Văn Hải – Công Danh