(TVPLO) – Ngày 8/1/2023, Trung Quốc mở cửa trở lại đồng nghĩa sẽ tạo điều kiện cho nhiều ngành hàng xuất nhập khẩu, tuy nhiên cũng đặt các DN trong chuỗi cung ứng của Việt Nam vào thách thức cạnh tranh hơn.
Cửa khẩu biên giới Việt – Trung tại Lào Cai đã mở cửa hoàn toàn
Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) nhận định sự mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất, mua hàng dễ hơn, giúp cho hàng hóa thông quan nhanh hơn, giảm đáng kể chi phí vận chuyển. Chiều ngược lại cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức, cạnh tranh mạnh mẽ trong thời gian tới.
Khẳng định, Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt kỷ lục 732 tỷ USD, tăng tới 10% so với năm 2021. Đây là một điểm sáng ấn tượng của kinh tế năm vừa qua giữa bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Việt Nam có mức xuất siêu vượt 11 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản thực sự là một điểm nhấn khi giá trị xuất siêu chiếm tới 2/3 tổng giá trị xuất siêu của cả nước.
Năm 2022, Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam lớn nhất với 177,7 tỷ USD. Điển hình, xuất nhập khẩu của Trung Quốc chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Sau thời gian dài phong tỏa chống dịch Covid – 19 thì kể từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc sẽ mở lại toàn bộ các cửa khẩu đường bộ. Covid – 19 đã gây căng thẳng đến giá nguyên vật liệu vì những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng. Trung Quốc vẫn là nơi cung ứng nguyên vật liệu cho nhiều nhà máy trên thế giới, đáp ứng được tiêu chí số lượng, chất lượng và giá cả. Khi giá nguyên liệu tốt hơn, giá thành cũng cạnh tranh hơn…
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp thách thức không hề nhỏ khi thực hiện mục tiêu nội địa hóa 65 – 70% trong các năm tới, thách thức khi Việt Nam đang phải nhập khẩu đầu vào quá nhiều. Qua đó, các doanh nghiệp Việt phải bước vào cuộc đua khốc liệt, vì những ngành hàng Việt Nam có lợi thế để xuất khẩu ra thế giới thì Trung Quốc đã có lợi thế cạnh tranh rất lớn, khi thị trường ngày càng bị thu hẹp, tổng cầu giảm…
Đồng thời, năm 2023 – Trung Quốc là điểm đến tiềm năng nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu. Việt Nam hiện nhập khẩu hơn 30% nguyên vật liệu đầu vào sản xuất từ Trung Quốc chủ yếu máy móc, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Cụ thể, năm 2022, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các ngành hàng như: máy tính, linh kiện, máy móc, phụ tùng là những nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này. Do đó, thách thức cũng sẽ là không nhỏ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của Việt Nam để hiện thực mục tiêu nội địa hóa 65 – 70% trong các năm tiếp theo. Ngoài ra còn là những thách thức khác khi Việt Nam đang phải nhập khẩu đầu vào quá nhiều.
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết Việt Nam hưởng lợi khi chuỗi cung ứng toàn cầu có xu hướng dịch chuyển, thế nhưng làm sao để giá thành sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn để tham gia vào các doanh nghiệp đầu cuối là không đơn giản. Thật ra, ngay từ đầu tháng 12/2022, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp phòng, chống Covid-19 và dự kiến mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào quý II/2023. Như vậy, điều này sẽ tác động tích cực lên hoạt động của nhiều DN Việt Nam. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, cũng là thị trường tiêu dùng rộng lớn nhất thế giới với hơn 1,4 tỉ dân.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhận định với sự mở cửa của kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 sẽ đóng góp 2/3 tăng trưởng toàn cầu. Việt Nam nằm sát nách Trung Quốc nên tác động từ sự mở cửa sẽ rất lớn.Trong khi đó, quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, lợi thế của chúng ta là xuất khẩu nông sản, thủy hải sản, đôi khi có cả tạm nhập tái xuất nông sản từ các nước ASEAN để xuất qua Trung Quốc. Khi kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu dùng sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu ăn uống, giải trí, đi du lịch của người Trung Quốc sẽ tăng lên, đây là cơ hội với xuất khẩu hàng hóa nông sản và kích hoạt ngành du lịch trong nước sôi động trở lại.
Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc mở cửa cũng là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ. Với lợi thế núi liền núi, sông liền sông, từ nhiều năm nay khách Trung Quốc vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lượng khách quốc tế đến nước ta. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch cho thấy năm 2019 khi dịch COVID-19 chưa bùng phát có khoảng 5,8 triệu khách Trung Quốc trong tổng số khoảng 18 triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là cơ hội cho rất nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng ăn uống trên cả nước chờ đón để cải thiện nguồn thu trong năm nay và những năm tới, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ.
Cũng dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định: “Trong thời gian đóng cửa vì đại dịch, hàng hóa của Việt Nam vẫn được xuất sang Trung Quốc. Đồng thời, hàng hoá Trung Quốc vẫn nhập về Việt Nam thông qua đường biển, đường tiểu ngạch với hiệu quả không cao. Vì lẻ đó, việc Trung Quốc mở cửa biên giới là tín hiệu rất đáng mừng cho hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tháo gỡ về nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành nghề, chuỗi cung ứng sẽ được chấm dứt cảnh bị đứt gãy. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh”. Cùng với đó, tôi xin khuyến nghị các doanh nghiệp thị trường Trung Quốc khi mở cửa sẽ thu hút doanh nghiệp Việt xuất khẩu nông sản nhưng không nên nghĩ rằng Trung Quốc là thị trường dễ tính như trước đây. Hiệnnay, Trung Quốc đã nâng cấp tất cả các tiêu chí về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cách thức, mẫu mã sản phẩm, truy xuất nguồn gốc theo quy chế quốc tế. Nếu doanh nghiệp của chúng ta không đáp ứng các yêu cầu đó thì không thể xuất khẩu được. Do đó, doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo, phải đánh giá một cách thận trọng để tránh sản xuất ồ ạt, tràn lan, không hiệu quả.
Tin rằng, bước vào năm 2023, dự kiến sẽ đàm phán thêm 8 mặt hàng (thanh long, dưa hấu, xoài…) từ xuất tiểu ngạch sang xuất chính ngạch theo nghị định thư đi Trung Quốc. Đây là những yếu tố tích cực trong năm 2023. Theo đó, để tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị kỹ từ nhân sự, nguồn lực, đối tác. Mặt khác, các doanh nghiệp cần đầu tư cho sản xuất, nuôi trồng để chiếm lĩnh thị phần, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại, với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cũng cần hướng tới việc tìm kiếm đối tác sâu trong nội địa.
Trần Danh – Công Danh