Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi

Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo

Tháng Bảy 16, 2025
trong Nghiên cứu – Trao đổi
Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo

(TVPLO) – Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Theo Nghị quyết, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, Nghị quyết nêu rõ, người bị xử phạt tù có thểđược xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị xử phạt tù không quá 3 năm.
  2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách,pháp luậtvà thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
  3. a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
  4. b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
  5. c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
  6. Có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 2 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hình sự. (Ảnh minh họa)

  1. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có dịa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cưtrú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 1 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

  1. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  2. Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này.

Mặt khác, Nghị quyết cũng quy định về những trường hợp không cho hưởng án treo. Cụ thể, người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây: Người phạm tội là người dưới 18 tuổi; người phạm tội bị xét xử và kết án về 2 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.

Người phạm tội 2 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau: Người phạm tội là người dưới 18 tuổi; các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng; các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụán đồng phạm với vai trò không đáng kể; các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.

Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Về ấn định thời gian thử thách, theo Nghị quyết, khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng 2 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm.

P.V

https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/thuc-tien-kinh-nghiem/hoi-dong-tham-phan-tand-toi-cao-huong-dan-ap-dung-dieu-65-cua-bo-luat-hinh-su-ve-an-treo-180888.html

Bài viết liên quan

TS. Hồ Minh Sơn phân tích tình huống pháp lý về trào lưu đăng ảnh AI ‘bị cảnh sát giao thông xử phạt’ và “ranh giới” định danh mô hình tài chính thay thế?
Nghiên cứu – Trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn phân tích tình huống pháp lý về trào lưu đăng ảnh AI ‘bị cảnh sát giao thông xử phạt’ và “ranh giới” định danh mô hình tài chính thay thế?

Tháng Bảy 14, 2025
Nhiều thay đổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự
Nghiên cứu – Trao đổi

Nhiều thay đổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Tháng Bảy 13, 2025
Cần hiểu đúng cách trong việc tôn vinh nhan sắc phái đẹp
Nghiên cứu – Trao đổi

Cần hiểu đúng cách trong việc tôn vinh nhan sắc phái đẹp

Tháng Bảy 13, 2025
Phép xử án – cái gốc là tình người
Nghiên cứu – Trao đổi

Phép xử án – cái gốc là tình người

Tháng Bảy 11, 2025
Bài sau
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Khi thu hồi đất ở xen kẽ đất nông nghiệp, đền bù – Đất chưa có giấy tờ, đất vi phạm vẫn được xem xét cấp sổ đỏ?

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Khi thu hồi đất ở xen kẽ đất nông nghiệp, đền bù - Đất chưa có giấy tờ, đất vi phạm vẫn được xem xét cấp sổ đỏ?

Recommended

Đơn hàng đã trở lại với nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày

Đơn hàng đã trở lại với nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày

2 năm trước
Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

1 năm trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Ts. Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn