(TVPLO) – Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người được trợ giúp pháp lý (TGPL), giảm thiểu những vấn đề bức xúc diễn ra trong đời sống hàng ngày. Trong suốt thời gian qua, công tác tuyên truyền, TGPL cho người dân, doanh nghiệpluôn được đẩy mạnh, giúp họ tiếp cận với chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội.
Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức tuyên truyền TGPL cho người dân và các thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE) và Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) vào sáng ngày 12/07/2025, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận, TP.HCM bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
TS. Hồ Minh Sơn cho rằng không ngừng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng TGPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp lậut, tư vấn viên pháp luật và luật sư; soạn thảo các nội dung pháp luật đăng tải trên các trang tin điẹn tử, mạng xã hội trực thuộc; xây dựng các bảng tin tại các cơ quan tiến hành tố tụng; cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền và TGPL cho người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật và các đối tượng chính sách các văn bản luật về đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo, vấn đề dân chủ ở cơ sở và những quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… Ngoài ra, tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cần được TGPL để tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chú trọng tuyên truyền cho nhóm đối tượng có nhu cầu trợ giúp pháp lý về cùng một vấn đề hay cùng một nội dung cần tư vấn, trợ giúp.
Để công tác TGPL, đặc biệt là TGPL trong hoạt động tố tụng phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn cuộc sống, TS. Hồ Minh Sơn thường xuyên tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Trung tâm TTLCC và Trung tâm TVPLMS đã cung cấp đơn yêu cầu TGPL, tờ thông tin về TGPL, các biểu mẫu, sổ vụ việc theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian tới, TS. Hồ Minh Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt chú trọng truyền thông, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ TGPL. Dưới đây là hai tình huống mà TS. Hồ Minh Sơn đã thực hiện TGPL:
Tình huống thứ nhất: Bị can Phan Công Khanh có thể đối diện mức án từ 7-15 năm tù
Qua theo dõi báo chí, Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố đối với bị can Phan Công Khanh (tức Khanh “Super”, 31 tuổi, ngụ ở TPHCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Mohamac Da Pha (29 tuổi, quê An Giang) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Theo truy tố, năm 2019, Phan Công Khanh và Huỳnh Xuân Vấn (đang bị truy nã) cùng thành lập Công ty K-Supper, trụ sở tại số 6 Trần Hưng Đạo (quận 1 cũ), chuyên kinh doanh các loại xe ô tô cao cấp. Phan Công Khanh giữ chức giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, Vấn là phó giám đốc phụ trách đối ngoại, còn Mohamac Da Pha làm cộng tác viên.
TS. Hồ Minh Sơn cho biết, đối với hành vi lừa đảo số tiền trên 500 triệu đồng, Phan Công Khanh sẽ bị truy tố theo quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự và bị can sẽ đối mặt với mức án cao nhất là tù chung thân.
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 174 quy định rõ: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Đồng thời, hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mặc dù vậy, nếu bị can Khanh thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả cho bị hại, mức án của Khanh sẽ được xem xét giảm đáng kể. Trong nhiều trường hợp, Khanh có thể được giảm về Khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự với mức án từ 7-15 năm tù…
Tình huống thứ hai: Người sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt tù
Tại buổi tham vấn pháp lý, thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông và Chính sách pháp luật đặc biệt quan tâm đến tình huống này.
Căn cứ Luật 86/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ 1.7.2025, đã bổ sung tội ‘sử dụng trái phép chất ma túy’.
Theo đó, kể từ ngày 01/07/2025, người sử dụng trái phép chất ma tuý khi đang trong quá trình điều trị, cai nghiện; hoặc sử dụng ma tuý đang trong thời gian quản lý sau thời gian điều trị, cai nghiện… thì sẽ bị xử lý hình sự tội “sử dụng trái phép chất ma túy”.
Theo luật cũ, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Căn cứ vào khoản 20 điều 1 luật 86/2025/QH15 bổ sung điều 256a vào sau điều 256 bộ luật Hình sự 2015, thì dấu hiệu cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
Người nào sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 – 3 năm: Đang trong thời hạn cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế theo quy định của luật Phòng, chống ma túy; Đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của luật Phòng, chống ma túy; Đang trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hết thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy và trong thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định của luật Phòng, chống ma túy; Đang trong thời hạn 2 năm kể từ khi tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế theo quy định của luật Phòng, chống ma túy; Tái phạm về tội này thì bị phạt tù từ 3 – 5 năm.
CTV TVPL Bùi Văn Hải (Trung tâm TTLCC) – CTV TVPL Trần Ngọc Danh (Trung tâm TVPLMS)