Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi

Tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật

Tháng Năm 22, 2025
trong Nghiên cứu – Trao đổi
Tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật

(TVPLO) – Trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới tưduy xây dựng và thực thi pháp luật, thì chuyển đổi số ‘nổi lên’ như một giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của công tác lập pháp.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật. Ảnh minh họa

Hướng tới một môi trường pháp lý “số hóa”, minh bạch

Thực tế cho thấy, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn tồn tại nhiều điểm nghẽn như thủcông, thiếu liên thông giữa các cơ quan, dữ liệu rời rạc và khó tiếp cận đối với người dân. Trong khi đó, chuyển đổi số cho phép chuẩn hóa, tự động hóa quy trình lập pháp từ khâu đề xuất chính sách, soạn thảo, lấy ý kiến đến thẩm định, thẩm tra và ban hành.

Hiện nay, một số Bộ, ngành, địa phương đã thí điểm áp dụng hệ thống quản lý văn bản quy phạm pháp luật trên nền tảng điện tử, hệ thống lấy ý kiến trực tuyến, tích hợp với Cổng dịch vụ công và cơ sở dữ liệu quốc gia. Đây là những bước tiến quan trọng hướng tới một môi trường pháp lý “số hóa”, minh bạch và có sựtham gia rộng rãi của người dân, doanh nghiệp.

Một trong những tiềm năng nổi bật của chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật là khả năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để hỗ trợ đánh giá tác động chính sách, phân tích pháp lý, dự báo rủi ro và xu hướng lập pháp. Với sự hỗ trợ của các công cụ số, việc phân tích dữ liệu từ thực tiễn, từ các lĩnh vực như dân cư, đất đai, doanh nghiệp,… sẽ giúp các cơ quan có cái nhìn đa chiều, khoa học hơn trước khi ban hành chính sách.

Cùng với đó, việc liên thông, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan lập pháp – hành pháp – tư pháp cũng là điều kiện tiên quyết để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào một số hoạt động. Nổi bật là công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

Việc này có thể góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như việc bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo là Nhà nước bảo đảm và ưu tiên nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số.

Để thực hiện chỉ đạo trên, Nghị quyết 66-NQ/TW đã yêu cầu tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệnhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Theo đó, ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụđổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông tin và bí mật nhà nước.

Đồng thời, bố trí kịp thời, đủ kinh phí để xây dựng, triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số”. Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển, cung cấp các dịch vụ, tiện ích số trong lĩnh vực pháp luật.

Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật…

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Bộ Tư pháp đã và đang thúc đẩy việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ cho các công tác này thống nhất, hiệu quả trên toàn quốc và Nghị quyết 66-NQ/TW sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để sớm hiện thực việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Diệu Anh

https://baochinhphu.vn/tang-cuong-chuyen-doi-so-trong-xay-dung-phap-luat-102250522105808677.htm

Bài viết liên quan

TS. Hồ Minh Sơn: Người càng nổi tiếng, nên tự soi mình – Phải thượng tôn pháp luật
Nghiên cứu – Trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Người càng nổi tiếng, nên tự soi mình – Phải thượng tôn pháp luật

Tháng Năm 22, 2025
Mức xử phạt người sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y
Nghiên cứu – Trao đổi

Mức xử phạt người sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y

Tháng Năm 22, 2025
TS. Hồ Minh Sơn: Phân tích tình huống pháp lý về Hội nghị nhà chung cư thiếu người dự, gia hạn bỏ phiếu bầu có đúng qui định pháp luật?
Nghiên cứu – Trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Phân tích tình huống pháp lý về Hội nghị nhà chung cư thiếu người dự, gia hạn bỏ phiếu bầu có đúng qui định pháp luật?

Tháng Năm 22, 2025
TS. Hồ Minh Sơn: Bàn việc tuân thủ pháp luật trong ứng xử văn minh, giữ tình làng nghĩa xóm và khi “lá chắn” bảo vệ người tiêu dùng đã dễ dàng bị chọc thủng bởi đồng tiền
Nghiên cứu – Trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Bàn việc tuân thủ pháp luật trong ứng xử văn minh, giữ tình làng nghĩa xóm và khi “lá chắn” bảo vệ người tiêu dùng đã dễ dàng bị chọc thủng bởi đồng tiền

Tháng Năm 18, 2025
Bài sau
Mức xử phạt người sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y

Mức xử phạt người sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y

Recommended

Cần Thơ: Tòa buộc văn phòng công chứng bồi thường cho người mất đất

Cần Thơ: Tòa buộc văn phòng công chứng bồi thường cho người mất đất

1 năm trước
Nhiều luật có hiệu lực thi hành trong năm 2024

Nhiều luật có hiệu lực thi hành trong năm 2024

1 năm trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Luật gia Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn