Tham Vấn Pháp Luật
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
  • An Ninh – Trật Tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tham Vấn Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kinh tế

Luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Tháng Ba 18, 2025
trong Kinh tế
Luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

(TVPLO) – Nhiều khả năng, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được đặt lên bàn nghị sự Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây với nội dung trọng tâm là luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Lũy kế từ ngày 15-8-2017 đến 31-12-2023, trung bình mỗi tháng NHNN xử lý được 5.800 tỉ đồng nợ xấu, cao hơn 2.280 tỉ đồng so với trước khi có Nghị quyết 42.Ảnh: LÊ VŨ

Việc luật hóa Nghị quyết 42 từng được đề cập vào năm 2022 khi nghị quyết này sắp hết thời hạn thí điểm (tháng 8-2022). Tuy nhiên, Quốc hội đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 đến hết ngày 31-12-2023; đồng thời giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Trên cơ sở tổng kết thực hiện Nghị quyết 42, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 đã luật hóa một sốquy định về nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm. Hành lang pháp lý này đã giúp việc xử lý nợ xấu diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, lũy kế từ ngày 15-8-2017 đến 31-12-2023, trung bình mỗi tháng xử lý được 5.800 tỉ đồng nợ xấu, cao hơn 2.280 tỉ đồng so với trước khi có Nghị quyết 42. Đặc biệt, tỷ lệ khách hàng tự trả nợ và hình thức xử lý nợ thông qua bán, phát mại tài sản bảo đảm đều tăng cao, lần lượt chiếm 36,35% và 20,85%, tương đương 161.300 tỉ đồng và 92.500 tỉ đồng trong tổng số443.800 tỉ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến khác nhau, Luật các TCTD năm 2024 chưa luật hóa về quyền thu giữ tài sản bảo đảm (trừ một số trường hợp được áp dụng quy định chuyển tiếp); về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; về hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự. Điều này gây khó khăn lớn cho các TCTD trong việc thực thi quyền thu giữ tài sản bảo đảm, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng xoay vòng vốn cũng như tiếp cận tín dụng với chi phí hợp lý của người dân và doanh nghiệp, nhất là khi Nghị quyết 42 đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2024.

Nếu các đề xuất chính sách trên đây của NHNN được các đại biểu Quốc hội chấp thuận, tiến trình xử lý nợxấu và tài sản bảo đảm sẽ diễn ra nhanh hơn, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng trong nền kinh tế.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, với khoảng trống pháp lý hiện nay, các TCTD chỉ có thể áp dụng cơchế khởi kiện tại tòa án, dẫn đến tình trạng chậm trễ, tốn kém và gia tăng chi phí xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, nhiều khách hàng nhận thức được rằng quyền thu giữ tài sản của các TCTD đã hết hiệu lực nên cố tình chây ì và không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Quá trình thu hồi tài sản do vậy càng khó khăn hơn và kéo dài, làm tăng chi phí của các ngân hàng.

Chính vì vậy, sửa Luật các TCTD lần này, NHNN đề xuất ba nhóm chính sách với mục tiêu bảo đảm cân bằng giữa quyền lợi hợp pháp của TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ với các quyền hợp pháp của bên bảo đảm tài sản.

Một là, luật hóa quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Theo đó, quy định rõ TCTD, tổ chức mua bán, xửlý nợ được quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp tại hợp đồng bảo đảm đã có thỏa thuận về việc này. Đồng thời, việc thu giữ tài sản bảo đảm phải tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục theo quy định. Trong quá trình thu giữ, các TCTD không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Hai là, luật hóa quy định về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án. Theo đó, tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại TCTD sẽ không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc trường hợp có sự đồng ý của TCTD.

Ba là, luật hóa quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự và bổ sung quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Theo đó, sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là TCTD.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệquốc gia, là người ủng hộ việc luật hóa Nghị quyết 42 của Quốc hội. Theo ông, Nghị quyết 42 đã phát huy hiệu quả tốt, giúp nợ xấu giảm rõ rệt. Hơn nữa, nợ xấu là vấn đề có tính liên tục. Kinh doanh tiền tệ thì rủi ro nợ xấu luôn tiềm ẩn chứ không phải chỉ xuất hiện trong thời điểm khó khăn. Ngân hàng nước ngoài thường chấp nhận tỷ lệ rủi ro nợ xấu đâu đó 2-3%. Vì vậy, phải có một khung pháp lý về xử lý nợ xấu, không nên đểcộng dồn, tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia.

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) chưa được Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm nay, song Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN khẩn trương xây dựng hồ sơ dự luật để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5-2025. NHNN cũng đã đề xuất xây dựng, ban hành luật này theo trình tự và thủ tục rút gọn và có hiệu lực sớm, ngay trong năm 2025. Như vậy, nhiều khả năng, dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) sẽđược trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua ngay trong kỳ họp tháng 5 tới. Nếu các đề xuất chính sách trên đây của NHNN được các đại biểu Quốc hội chấp thuận, tiến trình xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm sẽ diễn ra nhanh hơn, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng trong nền kinh tế.

An Nhiên

Luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Bài viết liên quan

Hiệp hội VFAEA; Viện IMRIC; Viện IRLIE; Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam: Thăm, làm việc với Công ty phân hữu cơ công nghệ mới Biotranssignal Co., LTD
Kinh tế

Hiệp hội VFAEA; Viện IMRIC; Viện IRLIE; Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam: Thăm, làm việc với Công ty phân hữu cơ công nghệ mới Biotranssignal Co., LTD

Tháng Năm 6, 2025
Doanh nhân Mai Quốc Thái: “Giâm cành” kỹ thuật nhân giống khó trong bảo tồn trầm hương
Kinh tế

Doanh nhân Mai Quốc Thái: “Giâm cành” kỹ thuật nhân giống khó trong bảo tồn trầm hương

Tháng Tư 28, 2025
Đong đầy cảm xúc ngày họp mặt văn hoá của bà con Hải Lăng, Quảng Trị tại TP.HCM  
Kinh tế

Đong đầy cảm xúc ngày họp mặt văn hoá của bà con Hải Lăng, Quảng Trị tại TP.HCM  

Tháng Tư 28, 2025
Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị Sở Y tế TP HCM xử phạt
Kinh tế

Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị Sở Y tế TP HCM xử phạt

Tháng Tư 23, 2025
Bài sau
Khách sạn Lộc Thuỷ (huyện Hải Lăng – tỉnh Quảng Trị): Nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú góp phần phát triển du lịch

Khách sạn Lộc Thuỷ (huyện Hải Lăng – tỉnh Quảng Trị): Nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú góp phần phát triển du lịch

Recommended

Ưu điểm vượt trội của cửa phòng tắm kính dạng trượt của thương hiệu Taslia (Thái Lan)

Ưu điểm vượt trội của cửa phòng tắm kính dạng trượt của thương hiệu Taslia (Thái Lan)

8 tháng trước
TS Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Cần sớm hoàn thiện quy chế quản lý chỗ đỗ xe trong khu chung cư đảm bảo an ninh trật tự – Đỗ xe trái phép gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự?

TS Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Cần sớm hoàn thiện quy chế quản lý chỗ đỗ xe trong khu chung cư đảm bảo an ninh trật tự – Đỗ xe trái phép gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự?

2 năm trước

Popular News

    Về chúng tôi

    Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) số giấy phép 36/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 30/05/2023


    Giấy phép trang tin điện tử tổng hợp số 202/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/9/2023


    Luật gia Hồ Minh Sơn - Giám đốc
    Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng - Phó giám đốc
    Luật sư Phan Đức Hiếu - Phó giám đốc
    Chánh VP: Ông Hồ Vĩnh Chung

    Chuyên mục

    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Uncategorized
    • Xã hội

    Trụ sở tại Hà Nội: B-TT10-01, Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội


    TP.HCM: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM


    Chi nhánh đồng Nai: Tổ 1, Khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai


    Trưởng Chi nhánh: Luật sư - ThS. Nguyễn Thành Hưng

    © 2022 Thamvanphapluat.vn

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • An Ninh – Trật Tự
    • Giáo dục
    • Kinh tế
    • Kinh tế hội nhập
    • Luật sư
    • Nghiên cứu – Trao đổi
    • Pháp luật
    • Quốc tế
    • Xã hội

    © 2022 Thamvanphapluat.vn